Ban hành Chiến lược truyền thông về Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 - 2025

H.Y
11/08/2023 - 19:49
Ban hành Chiến lược truyền thông về Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 - 2025

Ảnh minh họa

Chiến lược truyền thông gồm 2 nội dung chính là xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và nâng cao nhận thức, vận động giải quyết một số vấn đề cấp thiết có tác động đến sự phát triển của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS).

Hội LHPN Việt Nam vừa ban hành Chiến lược truyền thông về Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, chiến lược truyền thông gồm 2 nội dung chính:

Thứ nhất, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và sự phân biệt đối xử về giới; tăng cường trách nhiệm của cộng đồng, các ngành, các cấp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS & miền núi (MN).

Ban hành Chiến lược truyền thông về Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 – 2025 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chiến lược sẽ tập trung truyền thông xoá bỏ một số định kiến, khuôn mẫu giới phổ biến; tăng cường sự tham gia của nam giới cùng thực hiện và chia sẻ vai trò chăm sóc, vai trò kinh tế và cùng ra quyết định trong gia đình với phụ nữ.

Cụ thể, trong gia đình, cần tuyên truyền để nam giới, phụ nữ và các thành viên khác cùng chia sẻ việc nhà. Tuyên truyền để phụ nữ và nam giới cùng tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, tạo ra thu nhập cho gia đình. Tuyên truyền nâng cao tiếng nói, vị thế của phụ nữ trong các quyết định của gia đình.

Trong cộng đồng, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự ghi nhận của cộng đồng về khả năng, sự đóng góp quan trọng của phụ nữ vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng đối với sự tham gia của phụ nữ vào các quyết định và các vị trí lãnh đạo.

Tiếp đó, chiến lược cũng tập trung nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp thực hiện lồng ghép giới và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS & MN.

Ban hành Chiến lược truyền thông về Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 – 2025 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thứ hai, tập trung truyền thông nâng cao nhận thức và vận động giải quyết một số vấn đề cấp thiết có tác động đến sự phát triển của phụ nữ, trẻ em DTTS bao gồm: Vấn đề việc làm và tiếp cận với tín dụng để phát triển sinh kế của phụ nữ DTTS, trong đó chú trọng truyền thông; Vấn đề giáo dục, đào tạo. Đặc biệt, với việc tiếp cận y tế và chăm sóc sức khỏe, chiến lược hướng đến chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong 1.000 ngày đầu đời.

Ngoài ra, chiến lược cũng hướng đến việc cần giải quyết một số vấn đề cấp thiết có tác động đến sự phát triển của phụ nữ như tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình đối với phụ nữ DTTS, thúc đẩy chia sẻ gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công trong hộ gia đình và cộng đồng DTTS, thúc đẩy phụ nữ DTTS tham gia vào hệ thống chính trị.

6 thông điệp truyền thông chính

Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, căn cứ vào thực trạng bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và những vấn đề cấp thiết mà phụ nữ và trẻ em DTTS đang phải đối mặt, Chiến lược định hướng một số thông điệp truyền thông chủ yếu như sau:

"Bình đẳng giới trong các hoạt động phát triển kinh tế - Nặng hóa nhẹ".

"Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS - vì một cộng đồng phát triển bền vững"

"Nam, nữ bình đẳng - thước đo của xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

"Phụ nữ DTTS tự tin làm chủ cuộc sống"

"Việc nhỏ, việc to - cùng lo, cùng quyết"

"Chia sẻ việc nhà - Gia đình hạnh phúc"

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm