Chị Thôi kể, vào cuối tháng 5/2017, khi chồng chị là anh Nguyễn Văn Khánh (SN 1987) chở con gái Nguyễn Thị Cẩm Ly (SN 2010) về thăm ông bà ngoại cách nhà chừng 40km thì bị 1 chiếc xe tải tông phải.
Cú va chạm khiến 2 cha con bị đa chấn thương, được chuyển cấp cứu tại Quảng Nam để phẫu thuật, cố định các vết gãy dập. Vài ngày sau, gia đình đưa 2 cha con ra BV Đà Nẵng trong tình trạng hoại tử toàn bộ cơ chân trái, phải lọc cắt bỏ.
Từ khi nằm viện đến nay, anh Khánh và cháu Ly đã phải trải qua 4 cuộc phẫu thuật cho mỗi người. Hiện các bác sĩ đang nỗ lực cố định khung xương, đồng thời xử lý cơ hoại tử, không chế nhiễm trùng và cần thêm nhiều lần phẫu thuật nữa để tái tạo phần mềm.
“Các bác sĩ cho biết, chồng con tôi phải tiếp tục nằm viện để theo dõi. Với anh Khánh thì tình trạng nặng hơn nhiều. Tôi mong sao chồng được khỏe lại, chân con gái được lành lặn, để cháu tập đi trở lại, tiếp tục đến trường với các bạn”, chị Thôi rớt nước mắt chia sẻ.
Từ ngày chồng và con nằm viện, chị Thôi phải gửi đứa con gái út mới hơn 2 tuổi cho bà nội đã 70 tuổi trông giữ. Bản thân chị phải túc trực tại bệnh viện để vừa chăm sóc chồng, vừa chăm sóc con, rất vất vả.
Theo chị Thôi, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, việc điều trị của 2 cha con anh Khánh và cháu Ly phải tiếp tục trong một thời gian dài nên không biết sắp tới sẽ xoay xở như thế nào. Chị đã phải vay mượn bà con chòm xóm một số tiền khá lớn để chữa trị cho chồng và con.
“Trước đây anh Khánh làm phụ hồ, tôi đi bán hàng rong kiếm tiền sống qua ngày. Bây giờ chồng lại bị như vậy, không biết còn gắng gượng được đến chừng nào”, chị xót xa.
Để chia sẻ với những khó khăn mà gia đình chị Thôi đang phải đối diện, mọi sự đóng góp của hảo tâm của bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Chị Nguyễn Thị Thôi, tổ 17, thôn 4, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, ĐT: 0165.8173026; hoặc Văn phòng Đại diện Báo PNVN-TGPN, số 38 Võ Văn Tần, Q.3, TPHCM, ĐT: 028.39303034. Chúng tôi sẽ chuyển sự giúp đỡ của bạn đọc tới tận tay gia đình chị Thôi trong thời gian sớm nhất.
* Những điểm mới của Mottainai 2017: - Bán đấu giá đồ online và trực tiếp; - Lần đầu tiên chương trình có 2 đại sứ là diễn viên Bình Minh và Diễm My; - Đại sứ đặc biệt là em Nguyễn Thị Sáng và các em của mình (ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã quyết định hiến tạng của người mẹ mất do tai nạn giao thông để cứu 4 người khác. Hành động nhân văn của em Nguyễn Thị Sáng đã được Chủ tịch nước gửi thư khen; - Ngày hội Mottainai 2017 sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Công viên văn hóa Đầm Sen (TPHCM). |
* Cách tham gia Mottainai 2017: Từ ngày 15/5/2017, mời bạn: - Ủng hộ đồ đã qua sử dụng (Quần áo lành lặn, kiểu dáng kích cỡ phù hợp; Đồ gia dụng; Đồ nội thất; Đồ lưu niệm; Văn phòng phẩm; Đồ chơi trẻ em; Đồ dùng học tập; Giày dép, túi xách, phụ kiện...), gửi về địa chỉ: Văn phòng đại diện Báo Phụ nữ Việt Nam, 38 Võ Văn Tần, quận 3, TPHCM, ĐT: 08.39303034 (gặp Ms Kim Phượng). - Ủng hộ bằng tiền mặt, gửi về: Báo Phụ nữ Việt Nam, 47 Hàng Chuối, Hà Nội, Số tài khoản: 102010000016663 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội (đề nghị ghi rõ: ủng hộ Mottainai). - Truy cập fanpage: https://www.facebook.com/MottainaiPhunuVietNam để mua đồ online và cập nhật về Chương trình. |
* Qua 4 mùa tổ chức, Chương trình Mottainai “Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc” đã nhận được nhiều sự đóng góp từ cộng đồng: - Trở thành cộng đồng có hoạt động ủng hộ đồ đã qua sử dụng lớn nhất cả nước với 200.000 người tham gia. - Tổng số tiền thu được từ các hoạt động: Bán sản phẩm cho mẹ và bé, đồ gia dụng đã qua sử dụng, tài trợ của các đơn vị, cá nhân là trên 700 triệu đồng. - Gần 3.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã được hưởng lợi từ chương trình. - Hơn 100.000 người đã trực tiếp có mặt tại các Ngày hội Mottainai ở TPHCM và Hà Nội. |
- “Mottainai” xuất phát từ Nhật Bản, là một thán từ trong ngôn ngữ của người Nhật có từ xa xưa, có ý nghĩa là “Lãng phí quá!”. Câu cảm thán này thường được dùng khi những vật hữu dụng (thức ăn, thời gian, trí tuệ, năng lực...) bị bỏ đi một cách đáng tiếc trong lúc giá trị sử dụng vẫn còn.
- Theo Phật giáo truyền thống, Mottainai dùng để chỉ sự hối hận đối với việc lãng phí các nguồn lực của cuộc sống - bởi đó là món quà của thiên nhiên, trên hết là sự linh thiêng, cao cả. - Quan niệm về Mottainai hiện đại được thể hiện trong “4Rs: giảm, tái sử dụng, tái chế và sửa chữa”. |