pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới
Hội LHPN huyện Thanh Sơn giới thiệu sản phẩm đạt chuẩn OCOP với lãnh đạo TW Hội LHPN Việt Nam và các tỉnh tại Ngày hội Pội LHPN huyện Thanh Sơn giới thiệu sản phẩm đạt chuẩn OCOP với lãnh đạo TW Hội LHPN Việt Nam và các tỉnh tại Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp
Các mô hình góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới
Thực hiện Dự án 8 của Chính Phủ, với sự chỉ đạo của UBND huyện Thanh Sơn, Hội LHPN huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, đổi mới nhằm nâng cao các chỉ số hoàn thành mục tiêu Dự án 8.
Theo bà Lỗ Thị Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Sơn, tính đến cuối tháng 8/2024, Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN các xã rà soát lựa chọn địa bàn, thành phần tham gia và ra mắt 41 Tổ truyền thông cộng đồng tại 14 xã với 287 thành viên...
Kết quả, đã tổ chức 28 hội nghị truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà. Tổ chức tập huấn hướng dẫn giáo viên tổng phụ trách đội, cán bộ phụ nữ xã, thành lập và vận hành 7 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi".
Tổ chức bàn giao trang thiết bị phục vụ hoạt động truyền thông bằng loa kéo cho các tổ truyền thông cộng đồng, lồng ghép trong các kỳ sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, khu dân cư về các nội dung: Sức khỏe sinh sản, tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em, vấn đề giới và khuôn mẫu giới, Luật bình đẳng giới... với trên 4.000 lượt người tham gia. Tổ chức 28 lớp truyền thông nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và duy trì, quản lý Tổ truyền thông cộng đồng tại 14 xã thực hiện Dự án 8.
"Hàng tháng, tại mỗi xã tổ chức truyền thông trên loa phát thanh của xã đến các thôn. Các tổ truyền thông cộng đồng đã truyền thông trên hệ thống loa đài, có lồng ghép tuyên truyền bằng tiếng dân tộc về phòng chống xâm hại trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình, chính sách dân số. Bên cạnh đó chúng tôi tăng cường tuyên truyền trên zalo, facebook... của Hội LHPN các xã", bà Quỳnh Nga cho hay.
Nhân rộng các mô hình
Bên cạnh công tác tuyên truyền hiệu quả, có chiều sâu và đạt được nhiều kết quả khả quan, các cấp Hội đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm từ các mô hình sinh kế do phụ nữ sản xuất. Hội LHPN huyện Thanh Sơn đã kết nối, giới thiệu 9 sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại giaothuong.net.vn gồm các sản phẩm: Chè, măng chua, rau sắn, thịt chua, mật ong tại các xã Văn Miếu, Thắng Sơn, Tân Lập, Tân Minh,... gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Hiện tổng số phụ nữ khuyết tật trên địa bàn huyện Thanh Sơn là 235 người, phụ nữ nghèo DTTS là chủ hộ là 562 hộ.
Hội LHPN các xã tích cực giúp các chị được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội 100,7 tỷ đồng cho 2.413 chị vay; từ nguồn Quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp 240 triệu đồng cho 38 lượt chị vay.
Vốn Quỹ TYM 10,1 tỷ đồng cho 740 chị vay, hỗ trợ xây dựng 3 "Mái ấm tình thương" cho hội viên, phụ nữ nghèo DTTS với số tiền 90 triệu đồng. Từ các nguồn vốn vay, các nguồn hỗ trợ đã giúp các chị đã đầu tư mua cây, con giống, nguyên liệu sản xuất để đầu tư phát triển kinh tế, thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lựa chọn, hướng dẫn 3 ý tưởng khởi nghiệp là Tổ liên kết trồng bưởi diễn xã Tân Lập, Tổ hợp tác nuôi gà thịt xã Thắng Sơn, tổ liên kết giới thiệu quảng bá đặc sản xứ mường của Hội LHPN xã Văn Miếu để tham gia cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.
Theo bà Quỳnh Nga, hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 239 Địa chỉ tin cậy tại các khu dân cư trên toàn huyện. Tại 14 xã thực hiện Dự án có 135 địa chỉ tin cậy. Hội LHPN huyện đã tiến hành rà soát, tập huấn hướng dẫn triển khai củng cố, thành lập mới các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng.
Cùng với đó, công tác rà soát, đánh giá nhu cầu phụ nữ DTTS yếu thế khó khăn trên địa bàn các xã thực hiện Dự án 8 được Hội LHPN các xã, huyện phối hợp tổng hợp nắm bắt, triển khai hỗ trợ theo các chương trình hoạt động của Hội và của dự án.
Bà Quỳnh Nga cho biết: Qua đánh giá hiệu quả, tác động của mô hình làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, nhân rộng cho thấy, các mô hình sau khi được thành lập đã phát huy được vai trò, trách nhiệm trong thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại địa bàn dân cư. Gắn việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và phát triển kinh tế- xã hội địa phương.