pnvnonline@phunuvietnam.vn
Đón Tết an toàn cho bệnh nhân tiểu đường: Ăn uống và sinh hoạt đúng cách
Trên thực tế, đường huyết của bệnh nhân tiểu đường có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Nếu không kiểm soát tốt, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tăng type hoặc nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm khác tới sức khỏe.
Dưới đây là một số lời khuyên của TS. Phạm Thúy Hường về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt cho bệnh nhân tiểu đường trong dịp Tết Tân Sửu 2021 cần chú ý:
1. Chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường
- Lượng thức ăn
Bác sĩ cho biết, người bị tiểu đường vào ngày tết nên ăn từ 70 -80% lượng thức ăn so với bình thường.
- Thành phần dinh dưỡng
Giảm đường bột trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đường bột hay còn gọi là glucid. Bạn có thể tìm hiểu về Chế độ ăn giảm đường bột cho bệnh nhân tiểu đường dưới góc nhìn chuyên gia này.
Tăng lượng protid (chất đạm) và lipid (chất béo) ở mức vừa phải. Mục đích để để bù lại năng lượng cho cơ thể khi giảm lượng đường bột trong chế độ ăn.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chỉ nên ăn ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều chất đạm, chất béo vì có thể gây ra tình trạng bị rối loạn chuyển hóa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các món ăn đặc trưng trong dịp Tết như bánh chưng, bánh tét, xôi chè, đồ chiên xào,.. cần phải hạn chế lại.
Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất và các yếu tố vi lượng.
Nếu như bạn còn đang băn khoăn về các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng nên đưa vào chế độ ăn như thế nào thì nên tìm hiểu về Định nghĩa và phân tích thành phần dinh dưỡng đa lượng và vi lượng sau.
Không nên ăn nhiều bánh kẹo, nhất là khi đang đói
Bệnh nhân tiểu đường có thể thay thế bằng ngũ cốc nguyên chất, uống sữa không đường.
- Không nên uống nước ngọt có gas, bia rượu
Đồng thời không nên uống nước ngọt có gas vì có thể làm tăng lượng đường huyết. Bia rượu cũng cần hạn chế vì sẽ khiến lượng đường huyết bị tăng hoặc hạ do quá trình cơ thể tổng hợp glycogen bị hạn chế.
Hơn nữa, chức năng gan cũng sẽ bị suy giảm và gặp vấn đề liên quan tới rối loạn chuyển hóa.
- Nên ăn thức ăn khi còn nóng và uống đủ nước, là nước ấm
- Ăn đủ các bữa trong ngày, tuyệt đối không để xảy ra tình trạn bị hạ đường huyết. Một lưu ý nữa đó là không nên ăn quá no vào một bữa mà nên chia nhỏ thành các bữa để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu vang không?
Nhìn chung, người bị tiểu đường có thể uống rượu vang được nhưng không nên uống quá nhiều vì uống nhiều có thể khiến cơ thể bị hạ đường huyết.
Khuyến cáo chỉ nên uống khoảng 200ml rượu vang nhưng trong khi uống thì nên ăn tinh bột, tuyệt đối không được để dạ dày rỗng.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất là nên tự kiểm tra đường huyết sau khi uống khoảng 1 giờ và có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Điều này cũng cần lưu ý chung luôn trong dịp Tết, cần thử đường huyết nhiều hơn, theo dõi huyết áp cũng như cân nặng để có thể điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý thêm rằng không nên uống thuốc hạ đường huyết và uống rượu cùng một lúc. Nhất là đối với một số bệnh nhân tiểu đường đang áp dụng phác đồ dùng thuốc đặc biệt từ bác sĩ thì cần kiêng rượu bia hoàn toàn.
Bên cạnh đó, nếu như đang tiêm insulin mà uống rượu thì trước khi ngủ phải kiểm tra đường huyết lại. Về Cách đọc chỉ số đường huyết của bệnh tiểu đường trong xét nghiệm bạn cũng cần nắm rõ:
Trong trường hợp kết quả kiểm tra đường huyết dưới 6mmol/l thì cần ăn thêm
Nếu như không thử được thì cần nạp thêm thức ăn giàu tinh bột để phòng tránh nguy cơ bị hạ đường huyết và nửa đêm.
2. Lưu ý về chế độ sinh hoạt
Không chỉ ăn uống mà chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ:
- Tích cực vận động, có thời gian tập luyện từ 15 - 30 phút/ngày
Vào các ngày lễ Tết thì không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà nhiều người có thói quen ít vận động hơn. Vì thế việc tiêu hao các năng lượng dư thừa sẽ bị hạn chế.
Tốt nhất nên dành từ 15 - 30 phút mỗi ngày để luyện tập. Nếu thời tiết ổn định, ấm áp có thể vận động ngoài trời với các bài tập như đi bộ, đạp xe,.. Còn nếu trời lạnh thì có thể tập trong nhà. Nhưng lưu ý Các bài tập làm nóng cơ trước khi tập luyện để tránh chấn thương nhé.
- Chú ý tới lịch uống thuốc hay tiêm thuốc
Không nên vì lịch trình và các hoạt động ngày Tết làm bạn xao nhãng thời gian uống thuốc hay tiêm thuốc. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.
- Giờ giấc sinh hoạt khoa học
Bệnh nhân tiểu đường cũng không nên thức quá khuya hay ngủ dậy quá muộn. Khi nhịp sinh học bị ảnh hưởng sẽ tác động xấu tới huyết áp, từ đó giảm khả năng đề kháng insulin đồng thời khiến có thể sử dụng glucose gây tăng đường huyết.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên
3. Có các biện pháp ứng phó với thời tiết lạnh
Nếu như Tết nguyên đán nhiệt độ xuống thấp sẽ gây ra một số bất lợi đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể là một số vấn đề sức khỏe sau:
- Bị tăng đường huyết
Bác sĩ giải thích, khi nhiệt độ thấp cơ thể sẽ có một số phản ứng nhất định và gây tăng đường huyết. Do đó người bị tiểu đường không nên ở quá lâu ngoài trời lạnh, đặc biệt là đối với những người có những bệnh tim mạch hay thần kinh có thể gặp nguy hiểm.
- Nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ khi trời lạnh hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Nguyên nhân là do khi trời lạnh máu có nguy cơ bị đông vón và cô đặc lại. Đối với người bị tiểu đường thì nguy cơ này còn cao hơn.
- Cóng
Quá trình lưu thông máu tới các chi có thể bị chậm lại do tác động của thời tiết lạnh và gây ra mất cảm giác. Ngoài tê cóng thì Nhiệt độ lạnh còn gây ra nhiều tổn thương khác cho cơ thể.
Xét riêng đối với bệnh nhân tiểu đường thì bàn chân rất dễ bị tổn thương và dẫn tới loét nhiễm khuẩn lâu lành.