pnvnonline@phunuvietnam.vn
Dự phòng tốt cho trẻ trước khi bệnh sởi vào mùa
Theo Unicef thì số ca mắc sởi được báo cáo trên toàn thế giới đã tăng 79% trong hai tháng đầu năm 2022 so với cùng kì năm ngoái. Và thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23 tháng 11 vừa qua cho biết rằng gần 40 triệu trẻ em trên toàn cầu đã bỏ lỡ liều vaccine sởi vào năm ngoái, bao gồm 25 triệu trẻ không tiêm mũi đầu trong hai liều được khuyến cáo và 14,7 triệu trẻ bỏ lỡ liều thứ 2.
Điển hình cho tình trạng tiêm chủng tỷ lệ thấp này là sự bùng phát bệnh sởi tại các bang của Hoa Kỳ bao gồm một đợt bùng phát ở nhiều bang bắt nguồn từ Disneyland ở California và dẫn đến 147 trường hợp mắc bệnh và một đợt bùng phát trong một số cộng đồng Do Thái Chính thống ở Thành phố New York dẫn đến hơn 280 trường hợp.
Mùa đông xuân là thời điểm bùng phát của các bệnh truyền nhiễm như: sởi, rubella, thủy đậu, tay chân miệng, cúm, ho gà, não mô cầu, tiêu chảy, viêm phổi, liên cầu lợn. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải có biện pháp dự phòng sớm cho trẻ trước khi vào mùa.
1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh sởi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi do một loại virus thuộc họ paramyxovirus gây ra và thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp và không khí.
Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, ban đầu nó sẽ lây nhiễm các tế bào miễn dịch được gọi là đại thực bào và tế bào đuôi gai. Các tế bào bị nhiễm sao chép và di chuyển đến các hạch bạch huyết, nơi chúng chuyển virus sang tế bào lympho (loại tế bào bạch cầu) được gọi là tế bào B và T.
Những tế bào bị nhiễm bệnh này di chuyển khắp cơ thể và giải phóng các hạt virus vào máu. Lá lách, hạch bạch huyết, gan, tuyến ức, da và phổi đều có thể bị nhiễm virus.
Nhiễm trùng phổi gây ho và hắt hơi phát tán dịch tiết - đây là con đường lây lan chính của bệnh sởi. Theo CDC, virus có thể tồn tại trên bề mặt hoặc trong không phận nơi dính dịch của người nhiễm bệnhsau khi ho hoặc hắt hơi trong tối đa hai giờ.
Bạn có thể mắc bệnh sởi nếu hít thở không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh. Bạn có thể truyền virus cho người khác bốn ngày trước và sau khi phát ban xuất hiện.
Theo CDC, bệnh sởi rất dễ lây lan - đến mức 90% những người ở gần người bị nhiễm bệnh và không miễn dịch với virus sẽ mắc bệnh. Chỉ có con người (không phải động vật) truyền virus sởi.
2. Cách kiểm tra xem con bạn có bị sởi hay không
Bệnh sởi thường khởi phát với các triệu chứng giống như cảm lạnh, vài ngày sau là phát ban và có thể xuất hiện các đốm đỏ trong miệng. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi bao gồm: sốt cao, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi, ho, mắt đỏ, đau mắt, chảy nước mắt.
- Đốm trong miệng
- Phát ban sởi
3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả
- Tiêm vaccine
Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất đối với bệnh sởi. Do bệnh sởi rất dễ lây lan. Theo CDC, cứ 10 người không được tiêm phòng đầy đủ thì có 9 người bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với virus. Vì thế mà cần phải có miễn dịch rất cao trong cộng đồng.
Bệnh sởi có thể được ngăn ngừa bằng vaccine sởi, quai bị và rubella (MMR). CDC khuyến cáo nên tiêm mũi đầu tiên khi trẻ được 9-12 tháng. Mũi tiêm nhắc lại sẽ được thực hiện sau 4 năm. Nếu trẻ đã quá tuổi mà vẫn chưa được tiêm phòng, nên sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn.
- Giữ vệ sinh cá nhân và nhà cửa sạch sẽ
Cần hướng dẫn trẻ cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, đặc biệt là khi tới các khu vực đông người, chạm tay vào các bề mặt tiếp xúc thường xuyên. Khi trẻ ho hoặc hắt hơi, dạy trẻ cách ho/hắt hơi vào khăn giấy dùng một lần hoặc khuỷu tay. Tuyệt đối không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc uống nước, khăn tắm,...
Đồng thời, không để trẻ đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng sau khi chạm vào bất kì bề mặt nào có thể bị ô nhiễm. Nếu xung quanh trẻ có người bị ốm hoặc có biểu hiện của bệnh sởi, cần giữ trẻ tránh xa.
Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Mùa đông cần chú ý tới mức độ thông gió trong nhà.
- Xây dựng kế hoạch ăn uống lành mạnh, nâng cao sức đề kháng
Ngoài tiêm phòng và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ thì cha mẹ cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Nhất là thời điểm giao mùa đông xuân thời tiết thay đổi thất thường dễ bị ốm.
Nhìn chung, do bệnh sởi dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ mắc bệnh, vì thế mà việc dự phòng là vô cùng quan trọng. Nếu có bất kì thắc mắc vào về tình trạng sức khỏe của trẻ có đáp ứng với việc tiêm vaccine MMR không, cha mẹ nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.