Tiến tới thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho mặt hàng đường trong nước sản xuất

PV
14/09/2019 - 11:37
Tiến tới thị trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho mặt hàng đường trong nước sản xuất
Dự kiến từ ngày 15/9 đến hết ngày 31/12/2019, lực lượng quản lý thị trường tại các tỉnh miền Trung và miền Nam mở đợt cao điểm kiểm tra kinh doanh mặt hàng đường cát, trong bối cảnh hoạt động nhập lậu, gian lận thương mại mặt hàng này diễn ra phức tạp tại các khu vực biên giới Tây Nam.

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về việc mở đợt cao điểm kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh mặt hàng đường cát cuối năm 2019. Trong đó, tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, về an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn, đóng gói mặt hàng đường của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật đối với hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh mặt hàng đường.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương như: Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tổ chức, cá nhân, ngăn chặn đường nhập lậu qua biên giới…

Như Báo Phụ nữ Việt Nam đã đưa, niên vụ mía đường 2018/2019 là năm thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp mía đường chịu sự tác động tiêu cực của giá cả thị trường trong nước và quốc tế. Từ niên vụ 2015/2016, đã có 17/30 nhà máy thua lỗ. Hộ trồng mía vì thế mà khốn đốn, sản xuất mía thu nhập thấp, phải bỏ ruộng hoặc phải chuyển sang cây trồng khác. Diện tích trồng mía nguyên liệu đã giảm từ 30% đến 60%. Giá mía đường tiếp tục ở mức thấp ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người nông dân trồng mía.

san-xuat-mia-duong-2.jpg
Các nhà máy sản xuất đường cát trong nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đường nhập lậu và gian lận thương mại

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng khó khăn này là đường nhập lậu đang tràn lan trên thị trường nội địa. Đường lậu và gian lận thương mại xuất xứ chủ yếu từ Thái Lan với quy mô lớn, nhập lậu qua biên giới Tây Nam với Campuchia và khu vực miền Trung nước Lào. Khối lượng nhập lậu trung bình khoảng 800.000 tấn/năm, đang hủy diệt ngành mía đường trong nước với nhiều phương thức khác nhau.

Trong đó, là lợi dụng kẽ hở của chính sách tạm nhập tái xuất, đăng ký tạm nhập đường nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác như sữa, bánh kẹo để xuất khẩu hoặc tạm nhập để tái xuất nhưng không xuất, mà đưa hàng vào tiêu thụ trong nội địa.  

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm