Môi trường ăn uống khắt khe khiến trẻ khó phát triển các kỹ năng

Nguyễn Thị Kim Ngọc
22/05/2020 - 09:28
Môi trường ăn uống khắt khe khiến trẻ khó phát triển các kỹ năng
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây đăng tải bài viết "Caregiver Influences on Eating Behaviors in Young Children" (những tác động của người chăm sóc lên hành vi ăn uống ở trẻ nhỏ), nội dung cho biết, cách cho trẻ ăn cũng quan trọng như việc trẻ được cho ăn những gì.

Bài viết hướng đến việc tạo ra một môi trường ăn uống lành mạnh cho trẻ, nhằm hỗ trợ phát triển các hành vi ăn uống tích cực và duy trì cân nặng phù hợp ở trẻ. Điều đó giúp giảm thiểu rủi ro thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch trong cuộc sống sau này của trẻ.

Môi trường ăn uống như thế nào là tốt?

Môi trường ăn uống khắt khe khiến trẻ khó phát triển các kỹ năng - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Mặc dù trẻ được sinh ra với khả năng bẩm sinh là ngừng ăn khi no nhưng trẻ cũng chịu ảnh hưởng bởi bầu không khí chung và các yếu tố khác như mong muốn, yêu cầu của người chăm sóc trong giờ ăn. Nếu trẻ em cảm thấy bị áp lực hoặc phải ăn để đáp ứng mong đợi của cha mẹ hay người khác, trẻ khó có thể lắng nghe những dấu hiệu của cơ thể để biết rằng chúng đã no hay chưa. Theo tác giả, cho phép trẻ chọn ăn những gì và đặc biệt là ăn bao nhiêu trong một loạt các lựa chọn lành mạnh sẽ thúc đẩy sự phát triển ở trẻ, từ đó chủ động trong các quyết định về việc ăn uống và có thể giúp trẻ phát triển các mô hình ăn uống tương quan đến cân nặng trong suốt cuộc đời.

Bài viết hướng các bậc phụ huynh nên lựa chọn chế độ ăn tích cực bằng cách tạo ra một môi trường ăn uống với các lựa chọn thực phẩm lành mạnh thay vì môi trường chú trọng đến việc kiểm soát lựa chọn hay trọng lượng cơ thể của trẻ. Cha mẹ và người chăm sóc nên khuyến khích trẻ ăn thực phẩm lành mạnh bằng cách:

+ Lựa chọn thời gian đồng nhất cho các bữa ăn;

+ Cho phép trẻ chọn những loại thực phẩm muốn ăn trong nhiều lựa chọn phù hợp;

+ Cho trẻ ăn các loại thực phẩm lành mạnh hoặc mới lạ bên cạnh những loại thực phẩm khác;

+ Cha mẹ nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm mới, tốt cho sức khỏe cũng như thể hiện sự thích thú với các loại thực phẩm này trong khi ăn cùng trẻ;

+ Chú ý đến cơn đói qua lời nói và hành động của trẻ;

+ Tránh ép trẻ ăn nhiều hơn nếu trẻ không muốn;

+ Không nên áp đặt các nguyên tắc ăn uống cứng nhắc cho trẻ.

Các chuyên gia lưu ý rằng cha mẹ và người chăm sóc có thể thấy khó khăn khi cho phép trẻ tự đưa ra quyết định về thực phẩm, đặc biệt nếu trẻ không muốn thử các loại thực phẩm mới hoặc trở nên kén ăn. Theo các chuyên gia, điều này là phổ biến và bình thường trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 5 tuổi bởi vì lúc này trẻ đang học về mùi vị và kết cấu của thực phẩm rắn. Đặc biệt, áp đặt các nguyên tắc cứng nhắc xung quanh việc ăn uống hay sử dụng các phương pháp thưởng, phạt có thể thành công trong thời gian đầu. Tuy nhiên, nghiên cứu không ủng hộ phương pháp này bởi về lâu dài nó có thể có tác động tiêu cực.

Một môi trường ăn uống khắt khe không cho phép trẻ phát triển các kỹ năng đưa ra quyết định tích cực và có thể làm giảm ý thức kiểm soát. Đây là quá trình phát triển quan trọng đối với trẻ. Ngoài ra, phương pháp này có thể dẫn đến việc trẻ dễ dàng muốn ăn ngay cả khi không đói, ăn ít thực phẩm lành mạnh và có khả năng thường ăn các thực phẩm giàu calo hơn. Điều này làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, gây ra tình trạng ăn uống không điều độ cũng như không tạo cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh.

Cách ăn uống người lớn ảnh hưởng lên trẻ

Nghiên cứu cho thấy rằng một số phương pháp có thể làm tăng sự đa dạng trong chế độ ăn uống khi trẻ kén ăn. Liên tục cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm lành mạnh làm tăng khả năng trẻ chấp nhận chúng, đặc biệt khi loại thực phẩm đó được ăn cùng với món trẻ thích. Ngoài ra, nếu thấy những người xung quanh hoặc cha mẹ thường ăn một loại thực phẩm nào đó, điều này cũng giúp trẻ dễ dàng thử ăn chúng hơn.

Môi trường ăn uống khắt khe khiến trẻ khó phát triển các kỹ năng - Ảnh 2.

Nghiên cứu cho thấy rằng một số phương pháp có thể làm tăng sự đa dạng trong chế độ ăn uống khi trẻ kén ăn

Các chuyên gia nhận thấy, hành vi ăn uống của trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều người trong cuộc sống của chúng, vì vậy lý tưởng nhất là cả gia đình cần thể hiện thói quen ăn uống lành mạnh.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các chiến lược đều có hiệu quả đối với mọi trẻ. Các bậc phụ huynh cũng không nên cảm thấy căng thẳng quá mức hoặc đổ lỗi cho hành vi ăn uống của trẻ nếu các chiến lược này không hiệu quả. Theo các chuyên gia, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và khác nhau về xu hướng đưa ra quyết định về các loại thực phẩm lành mạnh khi chúng lớn lên. Đây là lý do tại sao cần tập trung vào việc tạo ra một môi trường thúc đẩy kỹ năng đưa ra quyết định và khuyến khích trẻ tiếp xúc với nhiều loại các loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe khi còn nhỏ mà không quá chú ý đến các quyết định cá nhân của trẻ.

Cha mẹ và người chăm sóc có thể là tác nhân quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên vai trò này cũng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khác. Mặc dù những nỗ lực khuyến khích các bậc phụ huynh và người chăm sóc tạo ra môi trường nuôi dưỡng trẻ có cơ cấu và tính hai chiều là một yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch chuyển hóa, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng chúng sẽ có hiệu quả nhất đối với các phương pháp đa thành phần, đa mức độ.

Nguồn: Theo sciencedaily
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm