Ngủ trưa nhiều tăng nguy cơ mắc bệnh tim

26/03/2016 - 03:00
Những người có thói quen ngủ trưa hơn 1 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim và bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Ngủ đủ giấc là một chìa khóa để đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng những giấc ngủ dài vào ban ngày lại khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao hơn những người khác.

ngu-trua-anh-huong-den-suc-khoe.jpg
 Ngủ trưa không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim và tiểu đường tăng cao.

Hiện tượng buồn ngủ vào ban ngày và có những giấc ngủ trưa dài có liên quan tới hội chứng chuyển hóa bao gồm các bệnh như cao huyết áo, cholesterol cao, lượng đường trong máu cao, chất béo dư thừa xung quanh vùng thắt lưng. Và điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu trên 307.000 người tại Mỹ cho thấy người ngủ trưa ít hơn 40 phút sẽ không bị tăng nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa nêu trên. Tuy nhiên, với những người thường có giấc ngủ ngày dài hơn 40 phút thì nguy cơ mắc phải các hội chứng chuyển hóa là cao hơn những người khác tới 50%. Đồng thời việc ngủ quá nhiều vào ban ngày cũng khiến họ trở nên mệt mỏi hơn và luôn có cảm giác buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

ngu-trua-anh-huong-den-suc-khoe-1.jpg
 Chỉ nên ngủ trưa từ 20 đến 30 phút để đảm bảo sức khỏe.

Ngủ trưa quá nhiều gây những vấn đề tiêu cực về sức khỏe, không có nghĩa là bạn bỏ qua ngủ trưa. Các chuyên gia vẫn khuyến cáo rằng, mỗi người nên có một giấc ngủ ngắn từ 20 đến 30 phút để tăng sự tỉnh táo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm