pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nữ cảnh sát xung phong hỗ trợ tiền tuyến chống bệnh dịch dù đang trong thời kỳ cho con bú
Tết năm nay là một kỳ nghỉ đặc biệt và khó quên đối với Triệu Hân, 30 tuổi. Vào ngày 6/1, Triệu Hân chính thức trở lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản. Vào ngày 23/1, công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới đã chính thức "khai trận". Mặc dù vẫn đang trong thời gian cho con bú, nhưng nữ cảnh sát đã viết thư xin được tham gia chống dịch mà không một chút do dự. Tuy nhiên, xem xét rằng Triệu Hân đang ở trong điều kiện đặc biệt, đội trưởng đơn vị đã không phê duyệt đơn yêu cầu của cô, chỉ đồng ý để cô tham gia công tác hỗ trợ hậu cần cho tiền tuyến, nhằm đảm bảo sức khỏe của cô và con trai mới sinh
Triệu Hân sau khi bị từ chối thư "tham chiến" đã luôn cảm thấy trong lòng không yên, đặc biệt là khi cô thấy các đồng đội của mình đang đứng trên các nẻo đường cao tốc, bận rộn ngày đêm còn cô lại trở về nhà.
Vào sáng ngày 31/1, Triệu Hân báo cáo "ra ngoài có việc" rồi mặc quân phục, mang theo thiết bị làm nhiệm vụ lặng lẽ tới trạm cao tốc Tự Long. Cô lấy thân phận là người phụ trách của trung tâm xử lý vi phạm thuộc đội cảnh sát yêu cầu cho phó cảnh Điền Bằng đang làm nhiệm vụ lúc đó lập tức rời khỏi vị trí về văn phòng nghỉ ngơi. Còn cô tự mình đảm nhiệm vị trí của Điền Bằng và tích cực hợp tác với nhân viên y tế để tiến hành kiểm tra thân nhiệt và ghi lại hồ sơ của những xe qua lại nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
Sau khi được đứng trên chiến tuyến, Triệu Hân đã có động lực và tràn đầy năng lượng. Cô chủ động giải thích với các tài xế và hành khách qua lại cách vệ sinh và khử trùng xe đúng cách, ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, và nhiệt tình nhắc nhở mọi người uống nhiều nước, tập thể dục nhiều hơn, hạn chế ra đường và đeo khẩu trang đúng cách.
Đội trưởng đơn vị cô khi biết tin cũng phải "mắt nhắm mắt mở" trước hành động tốt nhưng trái quy định của Triệu Hân ở tiền tuyến. Ông biết rằng những cảnh sát nơi đầu chiến tuyến quá vất vả và mình thực sự cần người thay thế nên đành chép miệng: "Để cô ấy đi cũng được!".
Từ đó trở đi, hàng ngày, Triệu Hân, như thường lệ, lặng lẽ chạy ra tiền tuyến sau khi làm tốt công tác an ninh hậu cần, và chủ động "thay ca" cho các đồng nghiệp, làm hết sức mình để giúp đỡ đồng đội và phục vụ quần chúng, mãi cho tới khuya mới trở về nhà chăm sóc cho cậu con trai bé nhỏ.