Nhiều người nghĩ rằng, làm mẹ chồng/anh/chị em chồng thì không phải học, phải lựa, chỉ có đi làm dâu mới phải học, phải lựa. Nhiều người còn xem việc “huấn luyện” nàng dâu để bảo vệ nền tảng gia đình mà không nhận ra việc chủ động yêu thương, bao dung...
Thương nàng dâu chính là thương người thân của mình. Có nhiều người với danh nghĩa thương, xót con/anh/em trai mình nên phải lên mặt với nàng dâu. Thậm chí luôn sợ rằng không “trị” nàng dâu thì chàng trai ấy sẽ khổ.
Có nhiều người “nhảy xổ” vào ép uổng con/anh/em trai của mình phải thế này, thế kia với vợ kẻo “vợ cưỡi đầu cưỡi cổ” mà không chịu hiểu cảm xúc của chàng trai ấy. Bởi thế, có rất nhiều cặp vợ chồng bất hòa chỉ vì người thân của chồng và người chồng thành “người đứng giữa hai chiến tuyến”.
Thương nàng dâu chính là thương người thân của mình. Có nhiều người với danh nghĩa thương, xót con/anh/em trai mình nên phải lên mặt với nàng dâu. Thậm chí luôn sợ rằng không “trị” nàng dâu thì chàng trai ấy sẽ khổ.
Có nhiều người “nhảy xổ” vào ép uổng con/anh/em trai của mình phải thế này, thế kia với vợ kẻo “vợ cưỡi đầu cưỡi cổ” mà không chịu hiểu cảm xúc của chàng trai ấy. Bởi thế, có rất nhiều cặp vợ chồng bất hòa chỉ vì người thân của chồng và người chồng thành “người đứng giữa hai chiến tuyến”.
Trong những gia đình như thế, ai cũng khổ tâm và bí bách. Và những người làm dâu, khi chịu nhiều ức chế, áp lực phía nhà chồng thường có tâm lý “xả” lên chồng, xả lên con cái của họ.
Thế nên, thân thiện, cố gắng thấu hiểu, cảm thông, bao dung với nàng dâu chính là thương con/em/anh trai của mình để họ bớt phải đứng giữa, hứng đạn từ hai phía, để mối quan hệ vợ chồng của họ đừng vì người thân mà sóng gió. Một người phụ nữ không thoải mái tâm lý vì những người thân bên chồng cũng thật khó có những cảm xúc tích cực hoàn hảo với chồng, con của họ!Người ta đến làm dâu để mang lại hạnh phúc cho con/anh/em trai của mình, đâu phải đến để tranh giành. Có nhiều người mẹ, người chị, người em gái cảm thấy bị chia sẻ tình cảm khi có nàng dâu xuất hiện, dẫn tới thái độ ghen tỵ với nàng dâu.
Nhưng nếu chúng ta hiểu ra rằng, người phụ nữ đó đang đến để cùng ta khiến cho cuộc đời người con/anh/em của mình trọn vẹn hơn thì có lẽ sẽ khác. Cuộc đời mỗi người đều trải qua những giai đoạn ấu thơ, trưởng thành, già đi, đều qua sinh lão bệnh tử, đều mong muốn tình yêu, hôn nhân, sinh con...
Bởi thế, mỗi mối quan hệ đều xứng đáng để “làm giàu” cho cuộc đời, mỗi mối quan hệ “mang một sứ mệnh nhất định”. Và người phụ nữ đến làm dâu trong gia đình chúng ta có một sứ mệnh vô cùng quan trọng trong cuộc đời con/anh/em trai của chúng ta.
Sứ mệnh ấy thiêng liêng đặc biệt, không bao giờ thay thế được bằng tình yêu của mẹ, của chị/em gái. Và tất nhiên, khi chàng trai có vợ cùng nhiều mối quan tâm khác thì mẹ/chị/em gái có thể cảm giác rơi từ vị trí số 1 xuống số 3, số 4...
Thực ra đó đâu hẳn vì ta đã hết quan trọng, mà vì cuộc sống của con/anh/em trai chúng ta đang đi vào đúng quỹ đạo đời người. Lúc ấy, chúng ta không nên đau đáu tìm lại vị trí số 1, mà nên xoay chuyển mối quan tâm đúng hướng.
Như mẹ thì quan tâm sang những thú vui của người lớn tuổi, chị em gái quan tâm sang chồng, người yêu của mình, công việc của mình...
Nhưng nếu chúng ta hiểu ra rằng, người phụ nữ đó đang đến để cùng ta khiến cho cuộc đời người con/anh/em của mình trọn vẹn hơn thì có lẽ sẽ khác. Cuộc đời mỗi người đều trải qua những giai đoạn ấu thơ, trưởng thành, già đi, đều qua sinh lão bệnh tử, đều mong muốn tình yêu, hôn nhân, sinh con...
Bởi thế, mỗi mối quan hệ đều xứng đáng để “làm giàu” cho cuộc đời, mỗi mối quan hệ “mang một sứ mệnh nhất định”. Và người phụ nữ đến làm dâu trong gia đình chúng ta có một sứ mệnh vô cùng quan trọng trong cuộc đời con/anh/em trai của chúng ta.
Sứ mệnh ấy thiêng liêng đặc biệt, không bao giờ thay thế được bằng tình yêu của mẹ, của chị/em gái. Và tất nhiên, khi chàng trai có vợ cùng nhiều mối quan tâm khác thì mẹ/chị/em gái có thể cảm giác rơi từ vị trí số 1 xuống số 3, số 4...
Thực ra đó đâu hẳn vì ta đã hết quan trọng, mà vì cuộc sống của con/anh/em trai chúng ta đang đi vào đúng quỹ đạo đời người. Lúc ấy, chúng ta không nên đau đáu tìm lại vị trí số 1, mà nên xoay chuyển mối quan tâm đúng hướng.
Như mẹ thì quan tâm sang những thú vui của người lớn tuổi, chị em gái quan tâm sang chồng, người yêu của mình, công việc của mình...
Trong hành trình sống, có những đoạn đường mà chúng ta không thể đi cùng con/anh/em trai của chúng ta như vợ của họ được! Và có những điều mà con/anh/em trai không thể chia sẻ với ta nhưng có thể chia sẻ với vợ họ. Đó là lẽ thường, đừng cố rẽ đôi họ chỉ để thoả cơn khát muốn biết tất cả bí mật của họ.
Bởi thế, cần trân trọng những người phụ nữ đến trong cuộc đời của người thân chúng ta và rất cần hiểu cảm xúc của con/anh/em trai chúng ta khi định “gằn giọng dạy dỗ” vợ của họ. Đừng để những yêu thương của chúng ta trở thành “trở ngại” trong hôn nhân của họ.
Bởi thế, cần trân trọng những người phụ nữ đến trong cuộc đời của người thân chúng ta và rất cần hiểu cảm xúc của con/anh/em trai chúng ta khi định “gằn giọng dạy dỗ” vợ của họ. Đừng để những yêu thương của chúng ta trở thành “trở ngại” trong hôn nhân của họ.
Trạng thái cảm xúc của con người đôi khi đến rất tự nhiên, mặc cảm gia đình chồng- nàng dâu là điều khó tránh. Nhưng nếu thấu hiểu và tha thiết mong muốn người con/anh/em trai của mình hạnh phúc, cùng với việc bớt đi mong muốn sở hữu, chúng ta sẽ biết điều tiết cư xử với nàng dâu hài hòa hơn, tình cảm hơn.
Và điều đó đâu chỉ là vun vén cho họ, mà chính là “giải phóng” chính chúng ta khỏi cảm giác sở hữu vô nghĩa hay những hậm hực, dằn dỗi, bức bối...
Và điều đó đâu chỉ là vun vén cho họ, mà chính là “giải phóng” chính chúng ta khỏi cảm giác sở hữu vô nghĩa hay những hậm hực, dằn dỗi, bức bối...