Tiến sĩ Havard: Học thuộc lòng là lối tắt cải thiện hiệu suất đáng gờm

Ứng Hà Chi
11/06/2023 - 10:13
Học thuộc lòng là cách hiệu quả, được vị tiến sĩ đánh giá cao.

Để trẻ học tốt và muốn học thì trong não bộ phải có một quá trình và tư duy hiệu quả, cần đáp ứng 4 điều kiện: Thông tin trong môi trường, sự thật trong bộ nhớ dài hạn, các bước trong trí nhớ dài hạn, kích thước của không gian trong bộ nhớ làm việc. 

Trước vấn đề này, ông Daniel T.Willingham - Tiến sĩ Tâm lý học nhận thức Đại học Harvard - đã tiến hành một số nghiên cứu não bộ. Nghiên cứu của ông đã phá vỡ một số hiểu lầm rằng việc học thuộc lòng và ghi nhớ là vô ích trong học tập. 

Ông băn khoăn trước câu hỏi tự đặt ra: Tại sao một số trường đổi mới, chủ trương mạnh mẽ giáo dục cá nhân hóa, đã đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc. Thế nhưng, giáo viên chỉ xét về điểm số, còn hiệu quả học tập của các em chưa cao và có thể không tốt bằng nhiều trường khác.

Tiến sĩ Havard: Học thuộc lòng không xấu, là lối tắt cải thiện hiệu suất đáng gờm - Ảnh 1.

Nhiều giáo viên chia sẻ điều này có thể do nền tảng ban đầu của trẻ chưa đủ tốt, tức là không dành đủ thời gian cho các bài tập lặp đi lặp lại và ghi nhớ, đọc thuộc. Nhưng mặt khác, ngày càng có nhiều người tin rằng, tốc độ thay đổi tri thức quá nhanh và sự sẵn có của thông tin ngày càng mạnh mẽ. Kiến thức có thể dễ dàng kiểm tra nhưng khả năng tư duy nâng cao thì không thể tìm thấy. 

Vì vậy, các giáo viên đó cho rằng không nên để trẻ học thuộc lòng mà dành nhiều thời gian để rèn luyện suy nghĩ độc lập.

Tuy nhiên, theo giáo sư Daniel, coi thường việc học thuộc lòng, quan điểm cho rằng tư duy tiên tiến quan trong hơn kiến thức nền tảng thật sự sai lầm.

Kết luận về việc học thuộc lòng trong nghiên cứu

1. Nhầm lẫn giữa việc ghi nhớ kiến thức thực tế với học thuộc lòng mà bỏ qua logic, ý nghĩa và ứng dụng.

Học thuộc lòng đơn giản có nghĩa là không bao giờ giải thích nguồn gốc, logic và không quan tâm đến tính ứng dụng. Nhưng trí nhớ kiến thức thực tế có kiến thức nền tảng sẽ giúp học sinh tư duy tốt hơn. 

Chẳng hạn về sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tan băng tuyết ở 2 cực, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật ở 2 cực, đe dọa cuộc sống của cư dân ven biển. Điều này gây ra thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, đóng băng.

Kiến thức thường yêu cầu học sinh học thuộc lòng và thường được trình bày dưới hình thức phán đoán, lựa chọn, điều vào chỗ trống trong đề thi. Ở một khía cạnh nào đó cũng là nâng cao năng lực tư duy cơ bản cho học sinh.

Tiến sĩ Havard: Học thuộc lòng không xấu, là lối tắt cải thiện hiệu suất đáng gờm - Ảnh 2.

2. Nắm vững tri thức thực tế không thể tách rời họt động tư duy nâng cao

Nghiên cứu và dữ liệu trong 3 thập kỷ đã chỉ ra rằng tư duy chặt chẽ đòi hỏi kiến thức về các sự kiện cơ bản. Lý luận phân tích, tư duy phản biện, kỹ năng tư duy khác liên quan mật thiết đến kiến thức nền tảng.

Theo quan điểm của giáo sư Daniel: "Kiến thức nền tảng đi trước kỹ năng".

Do đó, sinh viên cần rèn luyện khả năng tư duy tiên tiến của mình về tư duy độc lập, lập luận phân tích nhưng không bao giờ bỏ qua việc nắm vững kiến thức nền tảng. Thậm chí có thể nói rằng, tư duy tiên tiến không thể đạt được nếu không có nền tảng kiến thức.

Như đã đề cập, bộ não rất lười biếng và không thích suy nghĩ. Hầu hết việc học tập và cuộc sống của chúng ta đều dựa vào những ký ức, kinh nghiệm và thói quen trong quá khứ. 

Sau đó, việc ghi nhớ và học thuộc lòng kiến thức nền tảng có thể làm trí nhớ dài hạn của chúng ta mạnh hơn và có thể nhớ lại bất cứ lúc nào. Từ góc độ khoa học của não bộ, những học sinh có nền tảng tốt sẽ có thông tin về môi trường phong phú trong trí nhớ dài hạn.

Trước lớp 4 bậc Tiểu học, trọng tâm là nhận dạng ký tự và từ. Sau lớp 4, trọng tâm là đọc hiểu. Với ngữ cảnh phong phú và trí nhớ dài hạn, học sinh có thể hiểu từ vựng nhanh hơn, tự động điều thông tin bị bỏ sót, hợp nhất các điểm liên quan. Nhờ đó, tiết kiệm không gian trong bộ nhớ làm việc, tham gia suy nghĩ phức tạp hơn và khiến thông tin mơ hồ trở nên rõ ràng.

Tiến sĩ Havard: Học thuộc lòng không xấu, là lối tắt cải thiện hiệu suất đáng gờm - Ảnh 3.

Một ví dụ khác như sau: Nếu để trẻ học thuộc lòng mấy chữ cái NBCDNFHPI có dễ dàng không? Nhưng nếu hợp nhất các chữ cái lại thành CNN, FBI, PDH,… thì trẻ sẽ ghi nhớ chỉ trong vài giây.

Đây là sự hợp nhất thông tin, giống như phân loại và đóng gói theo danh mục vật dụng khi thu dọn phòng. Nghiên cứu về bộ não đã chỉ ra rằng thông tin có thể tiết kiệm không gian đáng kể trong bộ nhớ làm việc nếu nó có thể được củng cố.

Trên thực tế, điều này không liên quan nhiều đến năng lực đọc hiểu của một người, mà đóng vai trò cơ bản chính là lượng kiến thức nền tảng.

Các nhà nghiên cứu đã chọn một số học sinh bậc Trung học cơ sở có khả năng đọc cao và một số học sinh có khả năng đọc thấp để đọc 1 câu chuyện về một trận bóng chày cùng một lúc. Trong mỗi nhóm, có học sinh biết nhiều về bóng chày và có người biết rất ít.

Bất kể đó là nhóm có khả năng cao hay nhóm có khả năng thấp, những học sinh có nhiều kiến thức về bóng chày hơn sẽ hiểu sâu hơn về các câu chuyện.

Một thí nghiệm khác cho thấy ngay cả khi không có kinh nghiệm hành động thực tế, nếu bạn đọc trước những kiến thức liên quan, sau đó đọc 1 bài báo mới cùng chủ đề, những người đã đọc sẽ có nhiều khả năng hơn những người chưa có kiến thức nền. Đây là vai trò của kiến thức nền tảng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và ghi nhớ.

Vậy các phụ huynh nên làm gì? 

1. Truy cp không gii hn vào các loi kiếthc và không bao chú ý đến s lượng

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người đọc nhiều sách khi nhàn rỗi sẽ hưởng lợi về mọi mặt trong suốt cuộc đời. Vì thế, cha mẹ cần tìm sách phù hợp với trình độ nhận thức cho con, sách quá khó sẽ làm giảm cảm giác thích thú, còn sách quá dễ sẽ khiến con buồn ngủ.

Đối với các môn học chính khóa trong trường, bạn cần đọc thêm sách chuyên môn để tăng hiểu biết sâu rộng. Điều đáng nhắc nhở là đọc không phải để khoe khoang, không phải để so sánh về mặt số lượng. 

Tiến sĩ Havard: Học thuộc lòng không xấu, là lối tắt cải thiện hiệu suất đáng gờm - Ảnh 4.

2. Tập trung vào lượng kiến thức dung nạp 

Cha mẹ không nên tập trung vào việc con học bao nhiêu lớp, học trước được bao nhiêu kiến thức mà theo giai đoạn phát triển trí não của con, hãy chú trọng xem con có thực sự học hay không, hiểu và tiêu hóa kiến thức ở mức độ nào.

Não bộ ưa lười biếng, nếu không giúp trẻ củng cố kiến thức nền tảng về môi trường và trí nhớ dài hạn ngay từ giai đoạn đầu, không hiểu cặn kẽ mấu chốt, trẻ càng lớn sẽ càng phải đối mặt với những sai lầm. Như vậy, thử thách trong học tập càng lớn.

3. H thng kiếthđi trước, sau đó là tư duy phn bin

Nếu để trẻ nắm được kiến thức cơ bản của môn học trước rồi mới hỏi những câu sâu hơn thì sự hứng thú của trẻ sẽ cao hơn. Nói cách khác, chúng ta cần để trẻ nắm được những kiến thức cơ bản của môn học, thay vì tìm hiểu một đống kiến thức phức tạp từ đầu.

Đặc biệt trong một môi trường đề cao tư duy phản biện, nhiều người sẽ sớm dạy trẻ tư duy kiểu mẫu, sa vào ngụy biện, bỏ qua việc trẻ nắm vững và ghi nhớ kiến thức thực tế, thiếu nền tảng tư duy.

Nguồn: Nguồn: Toutiao
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm