Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm hay gặp, thường diễn biến thầm lặng, với các triệu chứng rất kín đáo, khó phát hiện nếu không xét nghiệm máu. Có đến 90% người bị viêm gan B không biết về tình trạng bệnh của mình. Bệnh rất dễ lây lan, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50-100 lần so với HIV.

Chính tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và diễn biến thầm lặng khiến không ít người chủ quan và để lại hậu quả "khóc dở", tuy nhiên, nếu nhận thức đúng đắn về bệnh và tuân thủ kiểm tra định kỳ thì việc sống chung với bệnh cả đời trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn bao giờ hết.

Sự may mắn hy hữu...

Bệnh nhân P.T.T (nữ, 48 tuổi, ở Hải Phòng) và chồng đều mắc viêm gan B. Vợ chồng anh chị đều theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Chuyên gia Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC cơ sở 2 điều trị bền bỉ suốt 20 năm qua với diễn biến rất tốt. Nhưng trong 3-4 tháng gần đây, do bận công việc nên anh chị chủ quan không tái khám và không dùng thuốc.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 1.

PGS. TS. BS Trịnh Thị Ngọc, chuyên gia Truyền nhiễm, BVĐK MEDLATEC tư vấn cho bệnh nhân

Trong lần tái khám mới đây tại BVĐK MEDLATEC, PGS Ngọc cho biết: Trước 1 tháng đến tái khám, bệnh nhân trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém và xét nghiệm có chỉ số men gan tăng 2000U/L, Bilirubin tăng 50mmol, tỷ lệ Probin là 40% và siêu âm không gì đặc biệt.

Sau khi nhập viện điều trị, kiểm tra lại tỷ lệ Probin (chỉ số tiên lượng bệnh nhân nặng) tiếp tục giảm còn 20%, Bilirubin (thành phần mật trong gan) tăng 300mmol, men gan tăng 2500U/L nên bệnh nhân được chuyển tuyến điều trị. Đồng thời, để tránh tình trạng suy gan nên bệnh nhận ngay lập tức được chỉ định lọc máu, lúc này bệnh nhân được bác sĩ chỉ định ghép gan. Trong lúc chờ ghép gan, bệnh nhân tiếp tục được truyền dịch, lọc máu và huyết thanh tươi đông lạnh. Thật may mắn và kỳ diệu là sau 20 ngày điều trị liên tục tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đáp ứng tốt, bệnh nhân được xuất hiện với các chỉ số men gan đều trở về bình thường.

PGS Ngọc chia sẻ: Đây là trường hợp rất may mắn và hy hữu từng phải nhập viện cấp cứu trong lần đi khám sau khi tự ý ngừng thuốc và từng có chỉ định ghép gan, nhưng thật may mắn khi có tiên lượng tốt nên lá gan của bệnh nhân hoạt động bình thường trở lại mà không cần can thiệp điều trị.

Chuyên gia khuyến cáo: Việc điều trị viêm gan B rất khó khăn, thậm chí là cả đời, có bệnh nhân điều trị 2-3 năm có thể khỏi hoàn toàn, mất được kháng nguyên bề mặt (tức là xét nghiệm HBsAg), thậm chí bệnh nhân đã khỏi nhưng lưu ý vẫn cần theo dõi 6 tháng/lần để kiểm soát được sức khỏe lá gan tốt nhất.

20 năm mắc viêm gan vẫn sống khỏe

Phát hiện mắc viêm gan B cách đây 20 năm, cũng là từng đó thời gian sống chung với bệnh lý viêm gan B, nhưng đến nay chú T.V.N (SN 1957, ở Hà Nội) hoàn toàn an tâm kiểm soát được sức khỏe.

Nhớ lại ngày biết mình mang virus nguy hiểm, chú N. chia sẻ: "Tôi phát hiện bị viêm gan B đến nay đã 20 năm nay tròn, hồi đó chỉ tình cờ đến BV Bạch Mai kiểm tra bệnh khác, thì bất ngờ phát hiện lượng virus B tăng cao phải điều trị. Lúc đó tôi được bác sĩ Ngọc điều trị cho đến khi bác sĩ nghỉ hưu về MEDLATEC thì tôi lại tiếp tục theo khám tại đây".

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 2.

Đến nay, dù ở ngoài tuổi lục tuần, nhưng chú vẫn thấy cơ thể khỏe mạnh và sinh hoạt, lao động bình thường.

"Trước đây lượng virus trong máu của tôi rất nhiều, sau 5 năm điều trị thì lượng virus ở dưới ngưỡng phát hiện, kết quả men gan giảm. Trong suốt quá trình điều trị tôi có một nguyên tắc là tuân thủ tuyệt đối lịch kiểm tra định kỳ và thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập theo hưỡng dẫn của bác sĩ. Chính nhờ vậy, tôi đã khỏi bệnh và rất mong chờ sau mỗi lần đi khám thì các chỉ số xét nghiệm duy trì trong ngưỡng bình thường" - chú N. vui vẻ cho biết.

PGS. TS. BS Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, hiện là Chuyên gia Truyền nhiễm, BVĐK MEDLATEC, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam.

Năm 1977, bác sĩ Ngọc ngày ấy tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, sau đó tiếp tục học nội trú khóa IV, chuyên ngành Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội.

Năm 1980, tốt nghiệp bác sĩ nội trú và được phân vào Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, sau là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - Bệnh viện Bạch Mai và tham gia công tác cho đến khi chuyên gia nghỉ hưu.

Năm 2015 đến nay, PGS Trịnh Thị Ngọc là chuyên gia Gan mật tại BVĐK MEDLATEC.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm, bằng trình độ chuyên môn sâu và y đức của Thầy thuốc công tác tại bệnh viện đầu ngành, cùng trình chuyên môn được trau dồi qua các khóa đào tạo quốc tế như tại Úc, Nhật Bản, cũng như kinh nghiệm viết sách chuyên khảo và tác giả các bài báo chuyên ngành... chuyên gia đã, đang mang đến nhiều những "phép màu" sức khỏe tươi sáng cho hàng trăm nghìn bệnh nhân mắc bệnh lý gan mật.

VIÊM GAN B - BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM HAY GẶP, An tâm lá gan khỏe mạnh bằng sự chủ động kiểm soát

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư gan, trong đó nhiễm virus viêm gan B nếu không được chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Ở nước ta, ung thư gan là loại ung thư hay gặp hàng đầu ở nam giới và là một trong 5 ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, vì vậy, ung thư gan là mối quan tâm sức khỏe hàng đầu của người dân toàn cầu.

Mỗi năm ở nước ta có khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus viêm gan B (theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Đây là những hồi chuông cảnh tỉnh người dân về sự nguy hiểm của bệnh và khuyến cáo tất cả người dân mọi độ tuổi đều nên cảnh giác bệnh lý gan mật.

Vậy để giúp bạn an tâm sống khỏe ngay khi mắc virus viêm gan B, hoặc để có thêm hành trang kiến thức về phòng chống lây nhiễm bệnh lý, hãy cùng PGS Ngọc chia sẻ qua nội dung phỏng vấn dưới đây.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 4.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc

PV: Thưa chuyên gia, viêm gan B là bệnh truyền nhiễm hay gặp, bệnh có thể lây truyền qua những con đường nào?

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc: Viêm gan B rất dễ lây lan, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50-100 lần so với HIV. Virus viêm gan cũng gần giống như HIV, viêm gan C là lây truyền qua 3 con đường:

- Từ mẹ sang con: Tức là lây từ mẹ sang con qua con đường chu sinh mẹ bị nhiễm lây sang con qua con đường sinh và rất hay gặp ở nước ta.

- Lây qua đường máu: Như tiêm chích ma túy, chạy thận nhân tạo, ghép phủ tạng, hoặc săm môi, xăm mắt, cạo râu, cạo lưỡi, đánh răng…

- Lây qua đường tình dục: Nên một trong hai người chuẩn bị quan hệ với nhau thì một trong hai người bị mắc cần kiểm tra xem đối phương đã có kháng thể chưa, để tránh lây truyền qua đường tình dục.

Viêm gan B không lây qua đường ăn uống, do đó việc ăn uống diễn ra bình thường. Bệnh lây qua đường máu nên để tránh nguy cơ lây nhiễm cần tránh xa con đường lây của bệnh bằng cách không sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu chung. Về quan hệ vợ chồng, nếu một trong hai bị viêm gan B thì người kia phải đi xét nghiệm xem có bị viêm gan hay không, có kháng thể hay không, nếu chưa có kháng thể thì nên tiêm phòng để bảo vệ cho đối phương. Nếu có kháng thể thì việc sinh hoạt tình dục diễn ra bình thường.

PV: Trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B từ mẹ, thì có khả năng trở thành viêm gan B mạn tính bao nhiêu %, thưa chuyên gia?

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc: Nhiễm virus viêm gan từ mẹ thì khả năng trở thành bệnh mạn tính rất cao đến 95%, để tránh lây nhiễm virus viêm gan từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ mang thai cần đi khám sàng lọc xem có bị viêm gan virus B hay không. Nếu phụ nữ mang thai mang viêm gan virus B thì cần làm xét nghiệm xem có hiện tượng nhân lên của viêm gan virus không bằng xét nghiệm HBeAg dương tính hay không, xem tải lượng virus ADN HBV xem có cao hay không. Trường hợp người mẹ có nhiễm virus viêm gan B và kết quả tải lượng virus tăng cao thì từ tháng thứ 6 (24 tuần) nên uống thuốc TDF (Tenofovir) và kéo dài sau sinh 3 tháng thì mới được ngừng thuốc.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 5.

Triệu chứng của virus viêm gan B rất tiềm tàng, có đến 90% người bị viêm gan B không biết về tình trạng bệnh của mình

Đối với trẻ thì sau khi sinh cần được tiêm phòng 2 loại vaccine viêm gan B (3 mũi mỗi mũi cách nhau 1 tháng). Và tiêm kháng huyết thanh viêm gan B, tiêm bắp 1 lần.

Trong trường hợp mẹ nhiễm virus viêm gan B và có sự nhân lên cao của virus, nếu người mẹ không "làm gì", tức không theo dõi và điều trị bệnh (có HBeAg dương tính, HBV DNA cao từ 10 mũ 5 trở lên thì khả năng lây truyền sang con là 80%). Trường hợp mẹ bầu làm đầy đủ thì khả năng lây truyền sang con còn 5-6%.

PV: Lây nhiễm theo một trong ba con đường trên, chuyên gia có thể chia sẻ virus viêm gan B nhiễm vào cơ thể có sự phát triển thế nào? Cần làm xét nghiệm nào để tầm soát bệnh?

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc: Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng đi vào các tế bào, sau đó virus sẽ nhân lên. Tiếp đó, virus trong cơ thể nhân lên trong gan, trong cơ thể người, đặc biệt khi virus nhân lên sẽ xảy ra hiện tượng phức hợp kháng nguyên, kháng thể gây tổn thương gan, làm men gan tăng lên.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 6.

Khi phát hiện ra virus viêm gan B cần khám chuyên khoa để xem virus có nhân lên không

Theo hướng dẫn của CDC - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của Mỹ, tầm soát xem có bị viêm gan B hay không khi tầm soát cần làm 3 dấu ấn:

◊ Xét nghiệm HBsAg (xét nghiệm kháng nguyên bề mặt);

◊ Anti HBs;

◊ Anti HBc Total (lõi virus) để xem bệnh nhân đã từng nhiễm virus viêm gan B hay chưa.

PV: Khi virus viêm gan B đi vào cơ thể, lúc này người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu bất thường nào, thưa chuyên gia?

"Tôi phát hiện mắc viêm gan virus B trong lần mang thai bé đầu vào năm 2016. Lúc đó tôi không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào, mà theo yêu cầu của bác sĩ sản cần kiểm tra một số bệnh truyền nhiễm, thì vô tình phát hiện ra bệnh viêm gan B. Do số lượng virus tăng cao nên được PGS Ngọc tư vấn điều trị, kiểm tra đã giúp tôi kiểm soát được sức khỏe và bảo đảm an toàn cho con tránh lây nhiễm khi sinh" - chị Nguyễn Bích Ngọc, 35 tuổi, Bắc Giang chia sẻ.

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc: Triệu chứng của virus viêm gan B rất tiềm tàng, có đến 90% người bị viêm gan B không biết về tình trạng bệnh của mình. Hầu hết các trường hợp này không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng đã bước sang giai đoạn cấp với biểu hiện mắt vàng, tiểu vàng, đau tức hạ sườn phải. Còn đa số người bị bệnh mạn tính không có triệu chứng đặc hiệu, bệnh nhân có thể đau tức nhẹ hạ sườn phải, nước tiểu sẫm màu nhẹ, chán ăn, phát ban nổi mề đay. Đây là dấu hiệu có thể gặp trong nhiều bệnh lý, vì vậy, không xét nghiệm không phát hiện ra được bệnh lý tiềm tàng trong cơ thể.

Khi phát hiện ra virus viêm gan B cần khám chuyên khoa để xem virus có nhân lên không, có phát triển không và xem có tổn thương tế bào gan hay chưa được biểu hiện bằng xét nghiệm men gan đã tăng chưa, đồng thời cần phối hợp với chẩn đoán hình ảnh như siêu âm đo độ xơ hóa gan để đánh giá mức độ tổn thương xơ gan, từ đó có theo dõi và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 8.

Khi xét nghiệm cơ thể có mang virus viêm gan B (HBsAg dương tính) thì cần làm sâu hơn các xét nghiệm kiểm tra khác

PV: Có không ít người dân lo lắng, khi mắc virus viêm gan B có cần điều trị ngay hay không? Xin chia sẻ của chuyên về nội dung này?

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc: Khi xét nghiệm cơ thể có mang virus viêm gan B (HBsAg dương tính) thì cần làm sâu hơn các xét nghiệm kiểm tra gồm: Xét nghiệm kiểm tra men gan để xem men gan có tăng hay không, xét nghiệm kiểm tra virus có nhân lên không qua xét nghiệm HBeAb, ADN HBV và siêu âm cho bệnh nhân, hoặc đo độ sơ hóa gan, từ đó bác sĩ đưa ra quyết định cần theo dõi hay điều trị ngay cho bệnh nhân.

PV: Xin chuyên cho biết khi phát hiện mắc bệnh lý về gan, cần thời gian bao lâu để bệnh nhân chữa chữa khỏi bệnh này?

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc: Đây là bệnh lý mạn tính, đến bây giờ việc điều trị vẫn rất khó khăn, nếu bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng và đáp ứng đủ các tiêu chí chuẩn để điều trị viêm gan B mạn thì trước khi điều trị những trường hợp này cần:

- Điều trị kéo dài, ít nhất là 2-3 năm, hoặc nhiều nhất là vô cùng;

- Tuân thủ điều trị gồm mốc đầu tiên 3 tháng đầu, sau đó xét nghiệm kiểm lại lượng virus thế nào, kiểm tra chức năng gan. Nếu kết quả ổn định thì kiểm tra thường quy 6 tháng/lần về tải lượng virus, chức năng gan.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 9.

Nếu bệnh nhân viêm gan B được điều trị thì khả năng dẫn đến xơ gan, ung thư gan là rất thấp

PV: Thưa chuyên gia, có phải ai nhiễm viêm gan B cũng phát triển thành bệnh xơ gan và ung thư gan?

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc: Không phải tất cả trường hợp nhiễm virus viêm gan B đều dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Thực tế tôi đã gặp những trường hợp đã nhiễm virus viêm gan B, tải lượng virus nhân lên không nhiều, hoặc không có tổn thương tế bào gan, thì bệnh nhân có thể không điều trị và chung sống với bệnh cả đời.

Trường hợp cần điều trị nếu bị nhiễm virus viêm gan (HBsAg), đo tải lượng virus tăng cao, men gan tăng cao. Nếu bệnh nhân được điều trị thì khả năng dẫn đến xơ gan, ung thư gan là rất thấp, có thể là 5-10%. Tuy nhiên, nếu trường hợp có virus viêm gan B tăng cao, men gan tăng cao mà không được điều trị thì sau 10-15 năm sẽ có 20% trong số đó dẫn đến xơ gan, 5-10% trong số đó có nguy cơ ung thư gan.

PV: Như chuyên gia chia sẻ người mắc viêm gan virus B nếu không được điều trị thì có có nguy cơ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan, vậy làm thế nào để hạn chế biến chứng nguy hiểm đó, thưa bà?

PGS.TS Trịnh Thị Ngọc: Bệnh viêm virus B gây tổn thương gan và những biến chứng nguy hiểm như viêm gan B mạn tính, xơ gan, ung thư gan, hoặc các bệnh lý cuối cùng về gan. Vì vậy, người mắc viêm gan B cần thường xuyên đi khám, đặc biệt cần khám bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để làm xét nghiệm và theo dõi cho mình xem đã phải điều trị chưa. Trường hợp chưa điều trị cần theo dõi sát men gan.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 10.

Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể đi vào tế bào và nhân lên của virus làm cho tải lượng virus tăng cao

Virus xâm nhập vào cơ thể đi vào tế bào và nhân lên của virus làm cho tải lượng virus tăng cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ bỏ sót bệnh.

PV: Thưa chuyên gia, viêm gan B được chia thành hai giai đoạn gồm giai đoạn cấp và mạn tính, vậy ở mỗi giai đoạn này đâu là thời điểm vàng để điều trị viêm gan B?

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc: Viêm gan B được chia thành giai đoạn cấp và mạn tính, giai đoạn cấp xuất hiện từ khi nhiễm virus cho đến khi xuất hiện triệu chứng trong vòng 2-3 tháng đầu, nhưng nếu kéo dài sau 6 tháng thì gọi là viêm gan virus B mạn tính. Trường hợp bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính và nếu có những tiêu chuẩn điều trị thì điều trị giai đoạn mạn tính là giai đoạn tốt nhất. Nếu không phát hiện, bệnh tiến triển sang giai đoạn gan mất bù, hoặc chuyển sang ung thư gan, thì hiệu quả điều trị không cao và gây tốn kém kinh tế, công sức và thời gian của người bệnh.

Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh, nếu một bệnh nhân không may mắc viêm gan cổ chướng sẽ tùy thuộc vào việc điều trị của bệnh nhân, nếu điều trị ở giai đoạn cuối (tiểu cầu giảm, giãn tĩnh mạch thực quản, có dịch trong màng bụng) thì thời gian sống của bệnh nhân có thể được 5-10 năm. Hoặc bệnh nhân ung thư gan nếu được phát hiện sớm, kích thức khối u còn nhỏ thì có thể tiến hành phẫu thuật, hoặc đốt sóng cao tần, hoặc nút mạch cho bệnh nhân. Thực tế chuyên gia đã gặp những bệnh nhân có thể sống 5-7 năm.

Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo cần phát hiện và điều trị kịp để điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

PV: Người mắc virus viêm gan B có được cuộc sống như bình thường hay không, thưa chuyên gia?

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc: Dẫn chứng thực tế, tại Việt Nam tỷ lệ mắc virus viêm gan B khá cao. Cách đây hơn 20 năm tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B ở nước ta là 15-25%, tuy nhiên, khi nước ta tiến hành tiêm chủng, quản lý mẫu máu truyền cho bệnh nhân, dùng bơm kim tiêm 1 lần đã làm giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan ở nước ta còn 9%, tức ước tính hơn 90 triệu dân thì tỷ lệ người mang kháng nguyên bề mặt dương tính và mạn tính là 10 triệu người.

Chuyên gia khuyến cáo, khi mắc bệnh này bệnh nhân cần quan tâm chứ không nên lo lắng quá, bởi tâm lý lo lắng, sợ sệt sẽ làm cho bệnh nặng nề, đó là điều không nên. Điều nên làm với người dân, đặc biệt người có yếu tố nguy cơ cao nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nếu không may bị viêm gan B thì cần tuân thủ nguyên tắc điều trị của bác sĩ để đem lại kết quả tốt nhất. Những trường hợp này nguy cơ dẫn đến xơ gan, ung thư gan là rất thấp.

Viêm gan B lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần-chuyên gia chia sẻ sự thật ít biết về lá gan - Ảnh 11.

Kiểm tra phát hiện nguy cơ nhiễm viêm gan B

PV: Là bệnh truyền nhiễm, chuyên gia chia sẻ cách nào để phòng bệnh viêm gan B?

PGS. TS Trịnh Thị Ngọc: Chế độ ăn uống, luyện tập rất quan trọng với bệnh nhân viêm gan B, vì vậy, người dân nên ăn nhiều hoa quả, rau tươi, ăn thịt cá bình thường để nâng cao thể trạng bảo vệ lá gan, đồng thời kiêng bia hoặc rượu, hoặc những thức ăn rán nhiều dầu mỡ để tránh gây hại cho gan.

Tiêm phòng vaccine viêm gan B là cách hữu hiệu phòng bệnh. Bởi vậy, chuyên gia khuyên người dân cần thường xuyên đi kiểm tra xem có nhiễm virus chưa, xem đã có kháng thể bảo vệ cơ thể chưa. Nếu chưa bị nhiễm viêm gan B thì cần xem lại kháng thể có đủ để bảo vệ không, nếu kháng thể thấp thì cần tiêm nhắc lại. Nếu không may mắc bệnh thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kiểm tra xem virus đã phát triển hay chưa, virus đã gây tổn thương gan chưa để điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Do bệnh diễn biến tiềm ẩn nên chỉ khi đi khám sức khỏe định thì bệnh mới phát hiện được chính xác. Theo PGS Ngọc, người dân có thể sàng lọc virus viêm gan B xem có nhiễm hay không ở ngay tại tuyến cơ sở, sau đó nếu mắc cần đến tuyến trên để được kiểm tra chuyên sâu.

Chào mừng 5 chi nhánh mới đi vào hoạt động, từ ngày 15/8 đến hết 30/9/2022, Hệ thống Y tế MEDLATEC miễn phí 20.000 xét nghiệm sàng lọc viêm gan B (HBsAg) trên toàn quốc, áp dụng khi khách hàng đến tại hệ thống Bệnh viện/Phòng khám MEDLATEC, hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.

Theo đó, để dễ dàng tham gia chương trình, người dân toàn quốc chỉ cần lưu ý như sau:

- Cách thức tham gia:

Cách 1: Đặt lịch qua landing page: https://medlatec.vn/dich-vu/cham-soc-la-gan-vi-mot-cong-dong-khoe-manh

Cách 2: Đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56.

- Phạm vi áp dụng: Khách hàng đăng ký tham gia chương trình tại 1 trong các địa điểm khám chữa bệnh của MEDLATEC, hoặc đăng ký dịch vụ lấy mẫu tận nơi trên toàn hệ thống.

Khi đến Hệ thống y tế MEDLATEC - cơ sở có gần 30 năm kinh nghiệm là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia các chuyên khoa, cùng trang bị đồng bộ hệ thống máy xét nghiệm đạt song hành tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, CAP, cùng thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như CT, MRI, siêu âm Fibroscan... vì vậy, MEDLATEC cam kết chất lượng chính xác, tin cậy với tất cả khách hàng.

Đồng thời, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, chính xác, tiện lợi cũng tự hào mang đến giải pháp kiểm tra sức khỏe tiện lợi của hàng triệu gia đình Việt.

Với ý nghĩa kiểm soát viêm gan B, hãy kiểm tra ngay hôm nay, bạn hãy đừng bỏ lỡ chương trình đặc biệt ý nghĩa này.

Thông tin liên hệ đặt lịch, giải đáp, Quý khách gọi ngay hotline 1900 56 56 56.