Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa

Bà Trần Thị Hoa - Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Bình cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh về triển khai mô hình điểm "Khu dân cư không rác thải", Hội LHPN huyện Gia Bình đã lựa chọn thôn Phú Dư, xã Quỳnh Phú làm điểm của huyện. 

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Hoa - Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Qua khảo sát thực tế, tổng số hộ thôn Phú Dư có 645, trên 2.000 nhân khẩu, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mỗi ngày trên 1 tấn.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 1.

Hội viên phụ nữ đang dùng vi sinh IMO để xử lý rác tại bãi rác trung chuyển trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Để mô hình có hiệu quả, Hội đã thống nhất với Đảng ủy, UBND xã Quỳnh Phú tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho hội viên phụ nữ và nhân dân. Triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn phân loại rác thải và quy trình làm vi sinh IMO để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 2.

Nguyên liệu để tạo ra chế phẩm sinh học IMO

"Từ khi triển khai vận động các hộ gia đình phân loại rác thải và áp dụng công nghệ vi sinh IMO vào xử lý rác thải, xử lý môi trường chăn nuôi, môi trường ao hồ, thủy sản,… đến nay đã họp dân, phát tờ rơi và ký cam kết phân loại rác thải đến 100% các hộ tham gia thực hiện. Xã Quỳnh Phú giảm 50% phí nộp tiền vận chuyển rác cho các hộ", bà Trần Thị Hoa cho biết.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 3.

Thành phẩm IMO đậm đặc được đóng gói phát cho người dân sử dụng tại nhà

Hội LHPN huyện phối hợp với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Quỳnh Phú tổ chức ra quân làm điểm phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ, xóm, khơi thông cống rãnh xử lý bằng công nghệ vi sinh IMO. Có 1.200 cán bộ hội viên phụ nữ và nhân dân ủng hộ và tham gia.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 4.

Từ đơn vị làm điểm, Hội phối hợp, hướng dẫn các xã, thị trấn còn lại nhân bản vi sinh IMO

Tại thôn Phú Dư, các chi hội thôn đã làm được 200kg vi sinh IMO đậm đặc để xử lý bãi rác từ 100 tấn rác sau khi xử lý đế nay đã xẹp giảm xuống còn 30 tấn. Sau khi làm điểm thấy hiệu quả từ mô hình của thôn Phú Dư, Hội tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn làm vi sinh IMO đậm đặc để xử lý các bãi rác thải tập trung.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 5.

Từ những hiệu quả thiết thực từ mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ bằng vi sinh IMO, Chủ tịch Hội LHPN huyện Gia Bình cùng cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện đã giúp huyện Gia Bình trở thành địa phương giảm được lượng lớn rác thải sinh hoạt, là điển hình tiêu biểu được nhiều địa phương trong cả nước đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm

Từ khi triển khai đến nay đã xử lý được 84 lượt bãi rác, số lượng rác đã giảm xuống 70% so với khi chưa xử lý, đặc biệt là không còn nhiều mùi hôi, ruồi muỗi.

Các cấp Hội phụ nữ toàn huyện đã làm được 208.782 lít vi sinh IMO, 37.357 kg vi sinh IMO đậm đặc và vận động được 12.682 hộ phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình đạt hiệu quả rất tốt.

Hiện nay thôn Phú Dư còn đang xây dựng mô hình trồng hoa tại bãi rác để làm điểm về môi trường, cảnh quan, mong muốn sẽ nhân rộng mô hình trên toàn huyện.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 6.

Hội LHPN xã Vạn Ninh thực hành công thức làm chế phẩm sinh học IMO

Với những thành quả từ mô hình IMO, đến nay toàn huyện đã ra mắt được 4 khu dân cư không rác thải có 1.051 hộ tham gia; 11 làng 3 sạch có 1.875 hộ tham gia; 1 chi hội 5 không, 3 sạch có 160 hộ tham gia; 3 mô hình "Làng Nông thôn mới kiểu mẫu" có 488 hộ tham gia; xây dựng được 74 mô hình "Chi hội phụ nữ phân loại rác thải tại hộ gia đình và sử dụng IMO để xử lý rác thải hữu cơ" có 12.680 hộ gia đình tham gia.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 7.

Mô hình phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa IMO tại gia đình hội viên đã nhận được sự ủng hộ, vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở

Sau gần 3 năm triển khai đến nay, hoạt động đã được cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã thị trấn, các thôn vào cuộc.

Đồng thời, Hội đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Bình tổ chức cấp phát thùng rác cho các thôn làm điểm của 14 xã, thị trấn với số lượng là: 5.142 thùng. Các cấp Hội phụ nữ tham mưu với UBND xã, thị trấn hỗ trợ kinh phí mua nguyên liệu làm vi sinh, mua thùng, gang tay, túi lưới,... để phân loại rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trị giá trên 280 triệu đồng.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 8.

Từ những hiệu quả thiết thực của mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ bằng vi sinh IMO đã giúp huyện Gia Bình trở thành địa phương giảm được lượng lớn rác thải sinh hoạt, là điển hình tiêu biểu được nhiều địa phương trong cả nước đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm

Để góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp sạch, Hội đã giúp đỡ HTX rau sạch Hoàng Gia sử dụng công nghệ vi sinh IMO làm phân bón hữu cơ từ ủ cá, bã đậu và các sản phẩm phụ sau khi thu hoạch, làm thuốc bảo vệ thực vật từ vi sinh. Qua đó, đã giảm được chi phí từ 100 - 200 triệu đồng/năm và giá trị sản phẩm rau sạch được nâng lên 1,5 lần so với sản xuất bằng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Các sản phẩm của HTX được các công ty ký kết hợp đồng cung cấp thường xuyên cho các bếp ăn khu công nghiệp của tỉnh.

Xử lý rác thải hữu cơ bằng phương pháp sử dụng vi sinh bản địa - Ảnh 9.

Bà Nguyễn Thị Hà (áo đen ở giữa bên phải) - Bí thư Huyện ủy kiểm tra thực tế

Bà Trần Thị Hoa cho biết, mô hình triển khai khai được sự quan tâm tạo điều kiện của Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường về các điều kiện, kinh phí để tổ chức các lớp tập huấn. Khi triển khai các mô hình, các phong trào tới Hội LHPN các xã, thị trấn đều được cán bộ, hội viên phụ nữ nhiệt tình ủng hộ và tham gia tích cực.

 "Việc triển khai thực hiện mô hình phân loại, xử lý chất thải hữu cơ tại hộ gia đình; xử lý rác thải sinh hoạt tại các điểm tập kết, trung chuyển trên địa bàn bước đầu đã mang lại hiệu quả giảm lượng rác thải phải thu gom hàng ngày tại hộ gia đình; giảm thể tích rác sau xử lý, giảm mùi hôi, côn trùng và ô nhiễm tại các điểm tập kết, trung chuyển. Qua mô hình, các cấp hội phụ nữ huyện Gia Bình đã góp phần thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương", bà Trần Thị Hoa nhấn mạnh.