Giải pháp thiết thực hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế

Phước Long
08/04/2023 - 10:30
Giải pháp thiết thực hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế

Các mô hình tổ hợp tác sản xuất hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương, đặc biệt là phụ nữ.

Phối hợp với địa phương triển khai các chương trình hỗ trợ đối tượng yếu thế, giúp họ tiếp cận và hưởng lợi từ thương mại điện tử (TMĐT) là giải pháp thiết thực, giúp các sản phẩm địa phương dễ dàng tham gia thị trường rộng lớn.

Khó khăn tìm đầu ra

Theo ghi nhận của phóng viên, việc thiếu hụt nguồn vốn và mở rộng thị trường là 2 vấn đề khó khăn nhất đối với các hộ gia đình, tổ hợp tác sản xuất do phụ nữ làm chủ tại các địa phương. Trong đó, làm thế nào để sản phẩm làm ra được nhiều người biết đến và lựa chọn luôn là vấn đề nan giải đối với các chị em.

Ghi nhận tại cơ sở Đan lát các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ trúc của gia đình chị Nguyễn Thị Phượng, ngụ xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Mặc dù các sản phẩm của gia đình chị Phượng được người dân địa phương đánh giá cao về tính thẩm mỹ, sản phẩm hướng đến nhu cầu và sức khỏe người dùng nhưng để giới thiệu, bán được sản phẩm đến người tiêu dùng ngoài tỉnh là vấn đề nan giải.

Cũng tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, cơ sở sản xuất của gia đình chị Võ Thị Ngọc Bích có khoảng 15 - 20 lao động, chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm được chế biến từ cây sen, đặc biệt là sản phẩm trà lá sen. Lực lượng lao động tại chỗ, nguyên liệu tự nhiên dồi dào, có sẵn tại địa phương nhưng nguồn vốn còn hạn chế và đặc biệt, thiếu khâu tiếp thị nên việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm là bài toán còn nhiều trăn trở.

Tại một số địa phương, ngoài chăm sóc gia đình, nhiều chị em chịu thương chịu khó tham gia sản xuất bằng những hướng đi riêng, bên cạnh phát triển kinh tế gia đình còn hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. Như tại tổ thủ công mỹ nghệ Tân Hương Bình, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tổ hiện có 18 thành viên, chủ yếu là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Chị em tận dụng cây năng tượng - loại cây mọc tự nhiên trong các vuông tôm để làm hàng thủ công mỹ nghệ.

Giải pháp thiết thực hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế.  - Ảnh 1.

Qua bàn tay khéo léo của chị em, nhiều sản phẩm địa phương được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, ứng dụng

Chị Dương Thị Bé Tư - Tổ trưởng tổ thủ công mỹ nghệ Tân Hương Bình - cho biết, do không tìm được thị trường nên phần lớn sản phẩm được bán cho 1 doanh nghiệp ngoài tỉnh với giá thấp để xuất khẩu. Phần còn lại như nón, dụng cụ đựng bút, sọt, túi xách… bán ở các điểm du lịch, trường học, quán ăn… tại địa phương nhưng số lượng rất hạn chế.

Phát huy giá trị sản phẩm địa phương qua kênh trực tuyến

Qua một số câu chuyện được ghi nhận, có thể thấy việc tìm đầu ra cho các sản phẩm địa phương rất khó khăn, nếu không có giải pháp hỗ trợ, sẽ rất khó để chị em mở rộng thị trường, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Trong thời đại công nghệ số và thương mại điện tử, việc mua/bán hàng trực tuyến đã dần trở nên quen thuộc với đa số người dân thành thị. Tuy vậy, với nhiều chị em vùng nông thôn, việc tiếp cận công nghệ thông tin, nắm bắt các kỹ năng và tham gia bán hàng thông qua các sàn TMĐT không phải dễ dàng.

Theo tìm hiểu tại trang TMĐT Shopee- địa chỉ có lượng người tham gia mua bán lớn hiện nay, đơn vị đã quan tâm đến các nhà bán hàng/hộ kinh doanh tại các địa phương, cũng như các đối tượng chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ và các nền tảng số, giúp họ tìm hiểu và làm quen với các hình thức kinh doanh trên các nền tảng công nghệ, xây dựng mục tiêu kinh doanh bền vững và củng cố thêm giá trị thương hiệu, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.

Thông tin từ Shopee cho biết, năm 2022, đơn vị đã hợp tác với 1 số Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ, Hội LHPN tổ chức khóa tập huấn giúp các cá nhân, cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia bán hàng trên sàn TMĐT nhằm hỗ trợ các nhóm người dùng chưa tiếp cận được với TMĐT trong cộng đồng, đồng thời cung cấp kiến thức cho hội viên của Hội, để chị em có thể tự tin mở rộng bán hàng trên nền tảng trực tuyến.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng hợp tác, triển khai nhiều chương trình đào tạo bán hàng trên nền tảng Shopee cho các nhà bán hàng vừa và nhỏ tại các tỉnh, thành. Giới thiệu các nội dung chính về Quy trình đăng ký, vận hành trên nền tảng TMĐT, đồng thời hướng dẫn các nhà bán hàng mới tiến hành đăng ký và đăng bán các sản phẩm đến đối tượng khách hàng đa dạng trên nền tảng của mình.

"Trong thời gian tới, Shopee sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương nhằm triển khai các chương trình hỗ trợ nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, nhằm giúp họ tiếp cận và hưởng lợi từ TMĐT, từ đó tăng cường chuyển đổi số", đại diện Shopee cho biết thêm.

Thực tế cho thấy, qua bàn tay của người phụ nữ chịu thương chịu khó đã cho ra những sản phẩm địa phương đẹp, tinh tế. Bên cạnh đó còn phát huy được nguồn tài nguyên bản địa tạo ra những sản phẩm tốt, phục vụ nhu cầu địa phương và có thể xuất khẩu. Muốn phát huy hết giá trị sản phẩm, ngoài yếu tố đầu tư chất lượng cần phải tham gia thị trường lớn. Có như vậy, giá trị hàng hóa mới được nâng cao, công sức chị em làm ra được đền bù xứng đáng và quan trọng hơn cả, thu nhập sẽ tốt hơn; vai trò, vị thế của chị em được nâng cao cả trong gia đình và xã hội. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm