Lấy tài năng nữ trong STEM làm động lực tăng trưởng kinh tế Nhật Bản

Nhu Thụy
07/12/2023 - 12:23
Lấy tài năng nữ trong STEM làm động lực tăng trưởng kinh tế Nhật Bản

Phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng của Nhật Bản

Đó là một giải pháp được Quỹ Tiền tệ quốc tế đề xuất trong bối cảnh tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động tại “xứ sở Phù tang” đang có xu hướng chậm lại. Nhật Bản đứng trước việc phải tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.
Chỉ có 7% nữ sinh viên theo đuổi STEM

Nhật Bản là một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới, với dân số trong độ tuổi lao động giảm dần kể từ cuối những năm 1990. Mặc dù vậy, Nhật Bản đã đạt được mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ấn tượng, chỉ sau Mỹ. 

Từ năm 2012 đến năm 2019, trong thời kỳ Abenomics, đã có sự kết hợp giữa kích thích tiền tệ, tính linh hoạt tài chính và cải cách cơ cấu. Yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng bình quân đầu người là số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động ngày càng tăng. 

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ ở Nhật Bản đã tăng lên 74% vào năm 2022, từ mức 63% năm 2012. Những bà mẹ nội trợ trước đây có thể tái gia nhập lực lượng lao động nhờ Chính phủ tăng cường hỗ trợ chăm sóc trẻ em và cải thiện chính sách nghỉ thai sản. 

Những lao động nữ bổ sung này đã giúp giảm tình trạng thiếu lao động thường xuyên của đất nước, tăng thu nhập gia đình và thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động tại "xứ sở phù tang" đang có xu hướng chậm lại. Nhật Bản đang tìm kiếm động lực tăng trưởng mới. Một giải pháp được đề xuất là thu hút thêm nhân tài từ nước ngoài. 

Lấy tài năng nữ trong STEM làm động lực tăng trưởng kinh tế Nhật Bản- Ảnh 1.

Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản theo đuổi ngành STEM

So với các nước thuộc nhóm G7, Nhật Bản có số lượng lao động nước ngoài thấp nhất, chỉ chiếm 2,8% lực lượng lao động. Chính phủ đang thực hiện các chính sách nhằm thu hút lao động có tay nghề từ nước ngoài nhưng khó có thể đạt được quy mô đủ bù đắp cho sự suy giảm dân số hiện nay.

Để tăng sản lượng mà không cần thêm lao động, Nhật Bản phải tăng năng suất lao động của lực lượng lao động hiện có. Phân tích của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến khích bồi dưỡng, đào tạo tự động hóa và số hóa cho lực lượng lao động ở Nhật Bản. 

Nghiên cứu gần đây của IMF cho thấy, phụ nữ ở Nhật Bản một lần nữa có thể là động lực tăng trưởng. Theo tổ chức này, thay vì cung cấp lao động giá rẻ, Chính phủ Nhật Bản nên khuyến khích nhiều phụ nữ theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). 

Lấy tài năng nữ trong STEM làm động lực tăng trưởng kinh tế Nhật Bản- Ảnh 2.

Phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho sự thịnh vượng của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, chỉ có 7% nữ sinh viên đại học chuyên ngành STEM, so với 36% sinh viên nam. Sự thiếu đại diện như vậy phản ánh những rào cản đối với phụ nữ trong các lĩnh vực STEM.

Cần thu hẹp khoảng cách giới về lương

Sử dụng mô hình lấy tài năng STEM làm động lực tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu của IMF cho thấy, việc loại bỏ các rào cản mà phụ nữ phải đối mặt trong những công việc có thể đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất lên 20% ở Nhật Bản. 

Mặc dù có lợi cho toàn bộ nền kinh tế, việc thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực STEM sẽ tạo ra người thắng và người thua. Nữ nhân công STEM sẽ được hưởng lợi nhiều nhất vì về mặt lý thuyết, thu nhập của họ sẽ bằng với thu nhập của các đồng nghiệp nam, tùy thuộc vào tài năng của họ. 

Lấy tài năng nữ trong STEM làm động lực tăng trưởng kinh tế Nhật Bản- Ảnh 3.

Chính phủ Nhật Bản đang đạt được tiến bộ trong việc giảm khoảng cách giới về tiền lương.

Tất cả những người lao động không thuộc lĩnh vực STEM cũng sẽ được hưởng lợi từ việc tăng năng suất nhanh hơn. Mặt khác, nam nhân công STEM có thể nhận được mức lương thấp hơn khi tổng nguồn cung lao động tăng lên. 

Những nam nhân viên năng lực kém có thể được thay thế bằng phụ nữ. Phúc lợi trung bình của tất cả người lao động Nhật Bản sẽ tăng khoảng 4%, dựa trên tính toán của IMF.

Phụ nữ trên toàn thế giới cũng đang phải đối mặt với khoảng cách giới trong vấn đề tiền lương trong các lĩnh vực STEM. Khoảng cách giới về tiền lương có thể quan sát trực tiếp trong dữ liệu thu nhập. Đồng thời, phụ nữ cũng phải đối mặt với khoảng cách ngầm về lương do gánh vác trách nhiệm chăm sóc gia đình và sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Chính phủ Nhật Bản đang đạt được tiến bộ trong việc giảm khoảng cách giới về tiền lương. Các chính sách khung gần đây yêu cầu các công ty tăng cường tính minh bạch của dữ liệu về khoảng cách tiền lương giữa các giới là một bước đi đáng hoan nghênh. Việc này có thể giúp Chính phủ Nhật Bản thực thi quy định trả lương bình đẳng cho công việc như nhau và thu hẹp khoảng cách về lương theo giới.

Tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa để xóa bỏ khoảng cách lương tiềm ẩn ở Nhật Bản. Cải cách môi trường làm việc và thị trường lao động linh hoạt hơn là những việc làm cần thiết. Mặc dù việc xóa bỏ các rào cản đối với phụ nữ trong lĩnh vực STEM có thể mất nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ nhưng các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể sử dụng hạn ngạch và các chính sách khác để thay đổi định kiến giới, bao gồm cả trong lĩnh vực STEM.

Nguồn: IMF
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm