Chi cục Bảo vệ thực vật Bắc Giang cho biết, từ 14/4 đến 15/5, Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh đã lấy 50 mẫu rau, củ, quả tại các chợ đầu mối, sạp hàng bán rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh để phân tích. Kết quả cho thấy, có 4 mẫu rau, củ có thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, gồm 2 mẫu rau ngót, 1 mẫu rau muống và cà ghém.
Cơ quan chức năng lấy mẫu rau, củ tại chợ để phân tích |
Ngoài ra, Đoàn thanh tra chuyên ngành của Chi cục phối hợp với Đội Quản lý thị trường huyện Sơn Động lấy 2 mẫu măng khô bày bán trên địa bàn phân tích. Kết quả cho thấy, trong măng có chất phụ gia lưu huỳnh vượt ngưỡng 50 lần cho phép. Đoàn liên ngành đã tiến hành tiêu hủy số măng nhiễm lưu huỳnh theo quy định.
Trước đó, ngày 13/4, công an huyện Sơn Động đã phát hiện và thu giữ hơn 20 tấn măng tươi đang được ủ bằng hóa chất tại một cơ sở tại xã An Lạc, huyện Sơn Động. Qua khai thác thông tin, cơ quan chức năng đã mời ông à Triệu Tiến Thành (xã Thái Bình, huyện Đình Lập, Lạng Sơn) đến làm việc. Đối tượng khai nhận đã thu mua măng tươi tại Sơn Động, thực hiện ủ đốt bằng lưu huỳnh.
Còn tại Nghệ An, ngày 15/4, cơ quan chức năng phát hiện và tịch thu tại cơ sở của ông Dương Văn Lợi, trú tại khối Tân Thành 2, phường Lê Mao, TP Vinh (Nghệ An) 35 tấn măng đã bốc mùi hôi thối, có dòi.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, lưu huỳnh là nguyên tố hóa học có màu vàng, mùi hắc nồng.
Hiện nay, nhiều người đốt lưu huỳnh tạo ra khí SO2 để xông măng khô nhằm tránh nấm mốc. Nếu dư lượng ở ngưỡng dưới 10mg/kg thì không độc, còn cao hơn sẽ rất nguy hiểm. Bởi, khi vào cơ thể, lưu huỳnh sẽ kết hợp với kim loại nặng tạo thành hợp chất sunfua gây độc. Người tiêu dùng ăn nhiều măng khô chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao có thể bị tổn thương hệ thần kinh, tim mạch, tuyến nội tiết, hệ miễn dịch, bị suy giảm thị lực, tổn thương phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.
Trước đó, ngày 13/4, công an huyện Sơn Động đã phát hiện và thu giữ hơn 20 tấn măng tươi đang được ủ bằng hóa chất tại một cơ sở tại xã An Lạc, huyện Sơn Động. Qua khai thác thông tin, cơ quan chức năng đã mời ông à Triệu Tiến Thành (xã Thái Bình, huyện Đình Lập, Lạng Sơn) đến làm việc. Đối tượng khai nhận đã thu mua măng tươi tại Sơn Động, thực hiện ủ đốt bằng lưu huỳnh.
Còn tại Nghệ An, ngày 15/4, cơ quan chức năng phát hiện và tịch thu tại cơ sở của ông Dương Văn Lợi, trú tại khối Tân Thành 2, phường Lê Mao, TP Vinh (Nghệ An) 35 tấn măng đã bốc mùi hôi thối, có dòi.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, lưu huỳnh là nguyên tố hóa học có màu vàng, mùi hắc nồng.
Hiện nay, nhiều người đốt lưu huỳnh tạo ra khí SO2 để xông măng khô nhằm tránh nấm mốc. Nếu dư lượng ở ngưỡng dưới 10mg/kg thì không độc, còn cao hơn sẽ rất nguy hiểm. Bởi, khi vào cơ thể, lưu huỳnh sẽ kết hợp với kim loại nặng tạo thành hợp chất sunfua gây độc. Người tiêu dùng ăn nhiều măng khô chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao có thể bị tổn thương hệ thần kinh, tim mạch, tuyến nội tiết, hệ miễn dịch, bị suy giảm thị lực, tổn thương phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.