Thân phận người phụ nữ trong “ván cờ hôn nhân”

26/05/2017 - 20:20
36 tuổi nhưng Mohammad Ramzan ở tỉnh Punjab (Pakistan) chỉ cười suốt như một đứa trẻ. Anh ta chẳng thể nghe và nói được như một người bình thường. Ấy vậy mà anh vẫn có thể cưới được vợ, một cô vợ trẻ bằng 1/3 số tuổi của anh.
Lời ru buồn

Saima trở thành vợ Mohammad Ramzan như một định mệnh. Ông Wazir Ahmed, cha của Saima, nói thế để biện minh cho việc con gái mình phải lấy một người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
a4a.jpg
Cuộc sống còn nhiều khó khăn là một rào cản về bình đẳng giới ở Pakistan
Tuy nhiên, nếu như ông không muốn cưới thêm vợ hai, để sinh con trai thì có lẽ Saima không trở thành “vật trao đổi” để thỏa mãn ý nguyện của cha. Ngay khi Saima bắt đầu kỳ hành kinh đầu tiên là ông bắt đầu nghĩ đến chuyện hôn nhân của con gái. Bởi sắp xếp xong chuyện này thì chị gái của Ramzan, Sabeel, sẽ đồng ý trở thành vợ kế của ông.

Saima rất ít lời, cô ít khi nhìn Ramzan và thường né tránh cử chỉ gây chú ý một cách vụng về của anh ấy. Với đôi mắt u buồn hay nhìn xuống, cô nói, cô rất sợ cha nên phải vâng lời, làm vật hy sinh cho tình yêu của cha và Sabeel. Sabeel thì nói rằng cô đồng ý lấy ba của Saima chỉ vì muốn em trai có một người vợ.
a4b.jpg
Bởi vì không có cô gái nào đồng ý lấy Ramzan làm chồng. Đã vậy, hoàn cảnh gia đình Ramzan cũng rất khó khăn. Bố Ramzan nằm liệt giường, mẹ Ramzan cũng nghễnh ngãng như cậu con trai. Bà đi xin ăn từ sáng đến tối.

“Hợp đồng hôn nhân” ràng buộc các cô gái

“Chẳng có gì là sai trái khi tôi mang con gái đến gả cho con trai họ và con gái họ trở thành vợ tôi”, cha của Saima phân trần. Faisal Tangwani, Điều phối viên khu vực của Ủy ban Nhân quyền độc lập Pakistan, nói: “Đúng như ông Ahmed nói, ở Pakistan và Afghanistan, một số cộng đồng có phong tục trao đổi cô dâu cho nhau. Trong tiếng Udru gọi là “Watta satta” có nghĩa là “cho và nhận”. Các cô gái có thể được đem “cho” để gán nợ hoặc dàn xếp một mối bất hòa của gia đình.
a5.jpg
Ramzan cho mọi người xem hợp đồng hôn nhân giữa anh và Saima
Trong những gia đình giàu có, các anh chị em họ kết hôn theo cách này để tiền hồi môn và tài sản thừa kế không rơi vào tay người ngoài. Thêm vào đó, Luật Hồi giáo yêu cầu người cha phải cho con gái kết hôn khi cô ấy đến tuổi dậy thì. Nếu không, xã hội sẽ bảo ông ấy không thực hiện đúng nghĩa vụ với Thượng đế”.

“Thượng đế đã cho con gái tôi số phận như vậy”, ông Ahmed tiếp tục phân bua khi ông đang ngồi trong ngôi nhà vách đất với hai bà vợ. Sau khi bị hàng xóm tố giác chuyện họ có liên quan đến việc tổ chức hôn nhân trẻ em với Saima (14 tuổi), ông Ahmed và con rể Ramzan bị cảnh sát bắt điều tra. Pháp luật Pakistan quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu với phụ nữ là 16 tuổi. Trước tình cảnh đó, Saima phải đến trước tòa nói rằng cô ấy đã đủ 16 tuổi để bảo vệ chồng và cha khỏi vòng lao lý.
a2.jpg
Báo cáo toàn cầu năm 2012, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp Pakistan là một trong những nước có khoảng cách bất bình đẳng giới lớn nhất thế giới
Trong hàng thế kỷ qua, truyền thống bộ tộc xen lẫn với tín ngưỡng tôn giáo, khiến nhiều người vẫn xem con gái là gánh nặng trong nhà, con trai mới là tài sản của gia đình. Người cha luôn mong mỏi một đứa con trai để giúp đỡ gia đình; một người vợ phải sinh con trai và cô con gái phải trở thành mẹ ngay cả khi cô còn là một đứa trẻ. Sau khi về làm vợ Ramzan, Saima nhanh chóng có thai. Tuy nhiên, vì cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên cô bị sẩy thai ở tháng thứ 5.

Bà Janaat, mẹ Saima, nói rằng bà đồng ý với cuộc hôn nhân ấy hơn là để con gái bà yêu đương tự do. Đó là chưa kể, có con gái trong nhà đi đâu, làm gì, vợ chồng bà cũng chẳng an tâm vì lo sợ chuyện cưỡng bức tình dục.

Bà nói: “Tôi cảm thấy hổ thẹn khi không sinh được con trai cho chồng; vì thế, tôi để ông ấy có vợ hai. Con gái tôi cũng cảm thấy có lỗi nên nó đồng ý đi lấy chồng để cha có người phụ nữ khác”. Sau khi cô chị lấy chồng thì hôn sự của em gái Saima là Asma đã được lo liệu dần, cho dù cô bé mới 7 tuổi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm