Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì?

Ngọc Lan
04/04/2022 - 07:48
Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì?
Hành động tự tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? Liệu đây có phải là một thói quen bình thường hay không?

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi nói chuyện với chính mình và được kết luận rằng đây là một hành vi tương đối phổ biến và bình thường ở mọi người. Đa số mọi người tự nói chuyện với chính mình hoặc có thể nói chuyện tự định hướng.

Vậy tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì, vấn đều này được hiểu rằng dù mọi người có thường xuyên liên kết hay tự nói chuyện với các vấn đề sức khỏe tâm thần thì các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng coi đó là một điều bình thường ở mọi lứa tuổi, thậm chí còn có lợi hơn đối với một số trường hợp nhất định.

Trong bài viết này, chúng ta có thể tìm hiểu lý do tại sao một người có thể tự nói chuyện và mọi lợi ích hoặc các vấn đề gặp phải đối với tình trạng này.

Có một sự thật là hầu hết mọi người đều có thói quen nói chuyện với chính mình khác thường xuyên. Điều này còn có thể xảy ra khi suy nghĩ thấu đáo quá mức, khi tranh luận về các quyết định hoặc khi cần nói chuyện với người khác.

Đối với mọt số người còn cảm thấy rằng việc tự nói chuyện còn giúp họ tạo ra sự hiện diện xung quanh và đồng thời cũng khiến cho họ cảm thấy tốt hơn. Điều này còn đem lại hiệu quả giúp họ giảm sự cô đơn.

Đối với một số trường hợp nói chuyện với bản thân bằng cách lẩm bẩm hoặc thất thường. Đây còn được biết đến là dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần phân liệt và các triệu chứng có thể trầm trọng hơn nếu không kịp thời điều trị. Do đó, người bệnh cần xác định được tình trạng tinh thần của bản thân.

Việc tự nói chuyện với chính mình này còn tác động một cách tích cực hoặc cũng có thể tác động một cách tiêu cực. Dưới đây còn có thể tìm hiểu thêm về việc tự nói chuyện và tại sao lại nói chuyện với bản thân lại tốt với sức khỏe cũng như liệu bạn có nên lo lắng khi xuất hiện tưởng tượng và nói chuyện một mình hay không.

Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? - Ảnh 2.

Một số trường hợp nói chuyện với bản thân bằng cách lẩm bẩm hoặc thất thường - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Trầm cảm ở người cao tuổi: Khủng hoảng khi sức khỏe tinh thần và thể lực đều sa sút

- 6 loại bài tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu hiệu quả

1. Tại sao mọi người thường nói chuyện với bản thân mình?

Trong một nghiên cứu được thực hiện có tới 96% người lớn cho biết rằng họ có một cuộc đối thoại nội bộ với chính bản thân. Trong số đó, thói quen nói to khi tự nói chuyện một mình ít phổ biến hơn, chiếm khoảng 25%.

Vậy việc tự đang nói chuyện một mình trong các tình huống hằng ngày có thể gây ra ảnh hưởng nhất định và gây kỳ thị nếu nói to ở nơi công cộng. Hành vi nói chuyện một mình còn được hiểu rằng đây là một cách bạn đang cố thu hút môi trường xung quanh.

Đoạn hội thoại nội tâm thường được nghe tương tự như cách bạn nói với người khác. Đây còn là một kiểu có thể diễn ra trong đầu bạn một cách lặng lẽ hoặc có thể được nói ra thành tiếng. Dù thế nào thì đây cũng là một trong các hoạt động thụ động và chỉ đơn giản là việc lắng nghe các suy nghĩ của bản thân mình.

Còn có một kiểu nội tâm khác xảy ra khi đang tranh luận điều gì đó với chính mình không chỉ là lắng nghe suy nghĩ của bản thân. Đối với một số người thì việc đối thoại nội tâm của họ đến từ một vị trí cụ thể trong cơ thể, đây có thể là ngực hoặc một số bộ phận trên đầu họ.

2. Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? Có bình thường không?

Các nhà nghiên cứu khi thực hiện nghiên cứu về hành vi tự sự trong một thời gian dài. Nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1880, các nhà khoa học đã rất quan tâm đến việc con người có hành vi tự nói với mình, tại sao lại tự tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì và mục đích của việc tự nói chuyện một mình ra sao.

Trong nghiên cứu định nghĩa tự nói chuyện là một biểu hiện bằng lời nói về một vị trí hoặc niềm tin bên trong và có nghĩa là hành vi này thể hiện cảm xúc bên trong, những suy nghĩ không lời và trực giác về một tình huống nào đó thông qua lời nói. Điều này cho thấy, hành vi tự nói chuyện một mình này đối với một người chỉ có ý định hướng tới chính bản thân họ.

Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? - Ảnh 3.

Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? - Ảnh Internet

Trẻ em là đối tượng thường có thói quen tự nói chuyện với chính mình, nhưng phụ huynh khi chăm sóc trẻ không cần quá lo lắng vì đây được biết đến là một cách phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hơn nữa việc duy trì sự hứng khởi khi thực hiện nhiệm vụ và cải thiện hiệu suất trong khi hoàn thành nhiệm vụ.

Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? Hiện tượng này không được xem là bệnh nếu không nghiêm trọng và thói quen tự nói chuyện có thể tiếp tục đến trưởng thành và chỉ là một thói quen bình thường mà không phải vấn đề sức khoẻ.

3. Tự nói chuyện với bản thân có tốt cho sức khỏe không?

Thực tế cho thấy rằng hành vi tự nói chuyện có thể có một số lợi ích. Hành vi này không gây ra rủi ro sức khỏe đáng kể trừ khi một người cũng gặp các triệu chứng khác của tình trạng sức khỏe tâm thần nguy hiểm khác như ảo giác.

Đối với các trường hợp khác, khi thực hiện một nhiệm vụ với một tập hợp các hướng dẫn, hành vi tự nói chuyện còn là cách có thể cải thiện khả năng kiểm soát đối với nhiệm vụ, sự tập trung và hiệu suất. Đây còn được biết đến là một cách có thể nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề.

Một nghiên cứu năm 2012 được thực hiện đã xem xét cách tự nói chuyện ảnh hưởng đến các nhiệm vụ tìm kiếm bằng hình ảnh. Các phát hiện này cho thấy rằng việc tự nói chuyện trong khi tìm kiếm một đồ vật cụ thể, chẳng hạn như một món đồ bị mất của quần áo hoặc bộ chìa khóa, hoặc cố gắng tìm sản phẩm trong cửa hàng tạp hóa còn đem đến hiệu quả có thể giúp một người tìm thấy các đồ vật đang tìm một cách sớm hơn.

Nghiên cứu này cũng cho thấy có thể có những lợi ích khi tự nói chuyện trong khi chơi thể thao, tùy thuộc vào cách người đó tự nói và những gì họ nói.

Tự nói chuyện theo cách động viên hoặc hướng dẫn bản thân trong quá trình này có thể cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, mặc dù việc tự nói về bản thân một cách tiêu cực cũng có thể làm tăng động lực trong thể thao nhưng đây lại là cách có thể không cải thiện hiệu suất tập luyện của một người.

4. Các kiểu tự nói chuyện thường gặp

Có ba loại tự sự khác nhau tùy thuộc vào giọng điệu như sau:

- Tự trò chuyện theo hướng tích cực:

Việc khuyến khích và củng cố niềm tin tích cực về một người. Hành vi tự nói chuyện tích cực có thể đem lại hiệu quả giúp làm giảm lo lắng và cải thiện khả năng tập trung ở một người.

- Tự nói chuyện tiêu cực:

Thông thường liên quan hành vi tự nói chuyện tiêu cực đến cuộc đối thoại chỉ trích và hành động này không được khuyến khích.

Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? - Ảnh 4.

Tự nói chuyện có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực - Ảnh Internet

Đọc thêm: 6 lối sống tích cực giúp khỏe mạnh và sống lâu

- Tự sự trung lập:

Đây là kiểu tự nói chuyện không có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực mà chỉ mang tính trung lập. Đối với tự sự và hành vi tự nói chuyện theo kiểu trung lập thì mọi người có thể sử dụng cách này để đưa ra chỉ dẫn cho bản thân thay vì củng cố hoặc khuyến khích một niềm tin hoặc cảm xúc cụ thể nào đó.

Hành vi tự nói chuyện với bản thân có thể được biết đến như một cuộc nói chuyện công khai hoặc bí mật nếu bạn muốn. Khi nói công khai là lời tự nói với bản thân mà người khác có thể nghe thấy. Còn tự nói bí mật là nói trong tâm trí và những người xung quanh không thể nghe thấy và nói bằng miệng thay vì phát ra thành tiếng.

5. Nguyên nhân của thói quen tự nói chuyện một mình

Tại sao mọi người thường có thói quen tưởng tượng và nói chuyện một mình, đâu là lý do xuất hiện tình trạng này:

- Điều hòa cảm xúc:

Thực chất, việc tự nói chuyện có thể giúp điều chỉnh và xử lý cảm xúc một cách tương đối hiệu quả. Như nếu bạn xuất hiện cảm giác lo lắng, tức giận thì hành vi tự nói chuyện một mình đem lại hiệu quả hướng sự tập trung và cải thiện đáng kể tình trạng căng thẳng cũng như tức giận của mọi người.

Đồng thời đây cũng là cách giúp kiểm soát cảm xúc tốt cũng như giúp mọi người suy nghĩ về cách phản ứng lại đối với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

- Giảm lo lắng:

Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2014 cho thấy rằng những người mắc chứng lo âu, bao gồm cả chứng lo âu xã hội, có thể được hưởng lợi từ việc tự trò chuyện.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đề cập đến mình ở ngôi thứ ba có thể tránh xa cảm xúc đau khổ của họ và xử lý, điều chỉnh và phân tích những cảm xúc này để giúp giảm lo lắng. Hơn nữa, tự trò chuyện cũng có thể làm giảm lo lắng sau những sự kiện căng thẳng.

6. Ngừng nói chuyện với chính mình bằng cách nào?

Việc tự nói chuyện với bản thân chỉ không gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của một người nếu như hành vi này không gây ra các ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Nếu việc tự nói chuyện cản trở cuộc sống của một người, thì cần tìm cách để giảm bớt hành vi này bằng cách:

- Có thể viết ra lời tự sự của bản thân trong cuốn nhật ký, đây cũng là cách giúp mọi người chuyển các suy nghĩ của mình ra khỏi tâm trí của mình. Hơn nữa việc tổ chức các quá trình, suy nghĩ và quản lý căng thẳng, lo lắng.

- Không những thế, thói quen viết nhật ký còn đem lại hiệu quả có thể giúp mọi người xác định các tình huống hàng ngày khiến họ phải tự nói và nhận thức rõ hơn về điều gì có thể gây ra những tình huống này trong tương lai.

- Thực hành chuyển cách tự nói chuyện sang suy nghĩ nội tâm khi chúng xảy ra hoặc bằng miệng nói thay vì nói ra cũng có thể làm giảm việc tự nói ra bên ngoài.

Tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? - Ảnh 5.

Tự nói chuyện một mình cần chú ý khi gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của một người - Ảnh Internet

7. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bản chất tình trạng tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì không quá nguy hiểm nếu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, tình trạng này cần chú ý khi gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của một người nếu họ có hành vi tiêu cực cũng như tự phê bình khi nói chuyện với chính mình.

Trong tình huống này thì mọi người nên nói chuyện với các chuyên gia sức khỏe tâm thần với mục đích có thể tìm cách cải thiện cũng như điều chỉnh được hành vi tự nói chuyện một mình và tập trung vào các vấn đề tích cực.

Tâm thần phân liệt:

Có thể thấy, nếu một người tự nói mình là một phần của ảo giác, lúc này người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hành vi tự nói chuyện và ảo giác có thể chỉ ra một tình trạng sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng.

Một người bị tâm thần phân liệt có thể trải qua các thay đổi trong hành vi cũng như trong suy nghĩ của họ, có thể kể đến như: ảo giác hoặc ảo tưởng. Ảo giác khiến một người nhìn, nghe, ngửi, nếm hoặc cảm nhận những thứ không thuộc thế giới xung quanh và chỉ hiện diện trong tâm trí của người bệnh.

Ngoài ra, tâm thần phân liệt còn có thể khiến người bệnh ảo giác khi nghe thấy giọng nói và phản hồi lại chúng. Những giọng nói và cảm giác này dường như có thật đối với người trải nghiệm các ảo giác này.

Hơn nữa, người bị tâm thần phân liệt cũng có thể rút lui khỏi thế giới, khiến họ mất hứng thú với các tương tác hàng ngày với bạn bè và gia đình và khó thể hiện cảm xúc.

Kết luận

Đối với hầu hết mọi người có thể hiểu đơn giản rằng việc nói chuyện với bản thân là một hành vi bình thường không phải là triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần.

Tự nói chuyện thậm chí còn có thể có một số lợi ích nhất định, đặc biệt là trong việc cải thiện hiệu suất trong các nhiệm vụ tìm kiếm trực quan. Không những thế, hành vi này còn có thể hỗ trợ sự hiểu biết trong các nhiệm vụ dài hơn yêu cầu hướng dẫn sau.

Tự nói chuyện không phải là một hành động có hại để tương tác vì thế cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ khi phát hiện trẻ nhỏ thường xuyên tự nói chuyện với mình không nên quá lo lắng.

Khi một người độc thoại nội tâm trong quá trình tham gia vào các nhiệm vụ và xử lý suy nghĩ và cảm xúc. Họ có thể chọn cách diễn đạt độc thoại nội tâm bằng lời nói, điều này xảy ra tương đối phổ biến.

Vậy tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì? Thực tế cho thấy, hành vi tự tưởng tượng và nói chuyện một mình không quá đáng lo ngại nếu như hành vi này không gây ra các ảnh hưởng đến sức khoe tâm thần của mọi người.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/talking-to-yourself#summary

2. https://www.webmd.com/balance/why-people-talk-to-themselves

3. https://www.healthline.com/health/why-do-i-talk-to-myself#takeaway


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm