Yên Bái: "Giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm" với công tác cán bộ nữ

04/08/2023 15:03
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (thứ 3 bìa trái), trao đổi cùng các cán bộ nữ tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái (thứ 3 bìa trái), trao đổi cùng các cán bộ nữ tỉnh Yên Bái. Ảnh: Báo Yên Bái

Với phương thức "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm" - một trong những cách làm mới của Yên Bái, phụ nữ của tỉnh đã được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp, được trao quyền dưới nhiều hình thức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Như Báo PNVN đã đưa, tại tỉnh Yên Bái, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Đảng Đoàn Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội thảo chuyên đề "Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù" khu vực miền Bắc vào cuối tháng 7 vừa qua.

Chia sẻ những về công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, khẳng định:

Cùng với thực hiện hiệu quả các chính sách của trung ương, Yên Bái đã ban hành các chính sách đặc thù riêng của địa phương trong đó, có nhiều chính sách ưu tiên đối với trẻ em gái và phụ nữ, như: Chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, dân số, văn hóa, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh… Qua đó góp phần quan trọng thu hẹp khoảng cách về trình độ giáo dục, nâng cao trình độ giáo dục cho trẻ em gái nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ nguồn nhân lực nữ; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nữ, góp phần giảm nghèo bền vững.

Điểm đột phát là Tỉnh ủy ban hành Đề án số 11-ĐA/TU năm 2018 về "Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035" theo đó lựa chọn cán bộ tham gia Đề án hết sức công phu nhằm tạo nguồn cán bộ nữ trên tất cả các lĩnh vực cả về trước mắt cũng như lâu dài.

Cấp ủy, chính quyền, ngành, đoàn thể các cấp từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm bố trí, sắp xếp, sử dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ, trong đó có cán bộ nữ người dân tộc thiểu số; tỷ lệ cán bộ nữ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy, chính quyền, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở ngày càng tăng.

Yên Bái: Cách làm mới "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm" với công tác cán bộ nữ - Ảnh 1.

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, phát biểu tại Hội thảo chuyên đề "Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù" khu vực miền Bắc. Ảnh: PVH

PV: Thời gian qua, phụ nữ Yên Bái đã khẳng định, phát huy vai trò như thế nào, đặc biệt là những đóng góp của đội ngũ cán bộ nữ trong sự phát triển tỉnh?

Tỷ lệ cán bộ nữ Yên Bái tham gia cấp ủy các cấp chiếm 22,5% (cao hơn so với cả nước); đặc biệt, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ở cả 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đều đạt trên 34% (cao hơn so với cả nước 5%) và thuộc nhóm có tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cao so với cả nước.

Riêng Đề án 11 của tỉnh về tạo nguồn cán bộ, đã có 171/191 cán bộ nữ tham gia Đề án (chiếm 61,9%), để bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, tỉnh đã thực hiện luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ Đề án về cơ sở để rèn luyện gắn với công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy và nhân sự ứng cử đại biểu HĐND các cấp, kết hợp với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ.

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh: Phụ nữ Yên Bái ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Hiện nay có trên 22,5% chị em phụ nữ giữ các vị trí là giám đốc/chủ doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn; tỷ lệ lao động nữ tham gia lao động sản xuất, giải quyết việc làm, đào tạo nâng cao trình độ tăng theo các năm.

Thông qua việc triển khai Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, đã có hàng ngàn phụ nữ được hỗ trợ khởi nghiệp; khởi sự kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, HTX; ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi và phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, toàn tỉnh đã có gần 8.000 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi; đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới; đặc biệt, phụ nữ Yên Bái luôn là lực lượng nòng cốt, quan trọng trong triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và truyền cảm hứng tích cực để lan tỏa, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, nhiều phong trào thi đua đã mang dấu ấn đậm nét của chị em phụ nữ như: Phong trào thi đua phòng, chống dịch Covid-19 với sự vào cuộc tích cực của cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp với nhiều cách làm hay, nhiều mô hình sáng tạo và hiệu quả…

Đặc biệt, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đạt được những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ nữ tham gia chính quyền đều tăng so với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ cơ quan, đơn vị có lãnh đạo là nữ đạt trên 48%. Số lượng, tỷ lệ cán bộ nữ được quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý đều tăng so với nhiệm kỳ trước, ngày càng khẳng định được vị thế của mình.

- Trong công tác cán bộ nữ ở địa bàn miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái còn có những khó khăn cũng như bài học kinh nghiệm quý báu gì, thưa bà?

Kinh nghiệm quý báu nhất của tỉnh Yên Bái là: Luôn đặt phụ nữ ở đúng vị trí để phát huy vị thế, vai trò và khai thác hết những tiềm năng, khả năng sáng tạo, ý chí vươn lên, khát vọng phát triển của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực. Có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với phụ nữ và công tác phụ nữ, đồng thời luôn xác định "bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ chính là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiến bộ lâu dài của xã hội".

Phụ nữ Yên Bái đã được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp, được trao quyền dưới nhiều hình thức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, như: trao quyền năng kinh tế, trao quyền năng chính trị, trao quyền giáo dục, quyền văn hóa, xã hội... Qua đó tạo được sự đồng thuận của chị em phụ nữ trong triển khai nhiệm vụ chính trị của tỉnh như giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của người dân...

Với phương thức "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm" - một trong những cách làm mới của Yên Bái từ đầu nhiệm kỳ này trong triển khai Chương trình hành động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm của Tỉnh ủy Yên Bái, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn toàn tỉnh đều có những sản phẩm cụ thể, Hội LHPN tỉnh luôn là đơn vị có thành tích cao trong các cơ quan khối mặt trận, đoàn thể tỉnh.

Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh miền núi, còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số còn chiếm tỷ lệ cao, công tác cán bộ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, vướng mắc; điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhất là các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế cơ sở... mà phụ nữ thường là người chịu ảnh hưởng và bị tác động trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống. Kết quả giảm nghèo nhanh, nhưng có nơi chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; một bộ phận lao động nữ, nhất ở ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn còn chưa qua đào tạo nghề, chưa được tiếp cận việc làm phù hợp để chuyển đổi sang làm việc ở lĩnh vực phi nông nghiệp...

Yên Bái: Cách làm mới "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm" với công tác cán bộ nữ - Ảnh 3.

Toàn cảnh Hội thảo chuyên đề "Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ và việc thực hiện chính sách đối với các nhóm phụ nữ đặc thù" khu vực miền Bắc

- Để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực, tỉnh Yên Bái có kiến nghị, đề xuất gì, thưa bà?

Tôi xin đề xuất với các bộ, ngành, Trung ương và Hội LHPN Việt Nam một số nội dung, cụ thể:

Một là, đề nghị nghiên cứu có quy định, chính sách nhằm cải thiện vị thế của lao động nữ như quy định tỷ lệ tối thiểu nữ lãnh đạo, quản lý ở doanh nghiệp; chính sách đối với doanh nghiệp sử dụng, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ; giải pháp mở rộng diện bao phủ BHXH ở những khu vực có nhiều lao động nữ chưa tham gia BHXH.

Hai là, tiếp tục có các chính sách hỗ trợ các nhóm yếu thế trong thị trường lao động như: lao động nữ chưa qua đào tạo, lao động nữ dân tộc thiểu số, lao động nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, lao động nữ khu vực phi chính thức.

Ba là, tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung và đề xuất ban hành mới các quy định về công tác cán bộ nữ; có cơ chế chính sách ưu tiên, hỗ trợ đào tạo, thu hút cán bộ nữ có trình độ chuyên môn cao vào làm việc tại các cơ quan, ban, ngành, địa phương của các tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, tạo mọi điều kiện cho phụ nữ phát triển, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Trân Trọng cảm ơn bà!

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.