Bộ trưởng LĐ,TB&XH: Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chia theo 3 nhóm đối tượng lao động

13/06/2019 - 14:02
Giải trình trước Quốc hội chiều 12/6 về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu là xu hương tất yếu, đồng thời khẳng định việc điều chỉnh này sẽ phân chia ra 3 nhóm lao động.

“Áp lực với quỹ hưu trí vô cùng lớn”

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, cho rằng: Từ năm 2021, người lao động trong điều kiện bình thường mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam, 4 tháng đối với nữ cho đến khi 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ. Như vậy, là sau 9 năm đối với nam, 16 năm đối với nữ mới đến điểm cuối cùng của tuổi nghỉ hưu.

Theo đại biểu Phương, lý do đồng tình tăng tuổi do tuổi thọ Việt Nam hiện nay tăng cao, tăng tuổi nghỉ hưu là yếu tố bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm không bị phá vỡ, tận dụng tối đa tiềm năng trí tuệ của người lao động, đồng thời tiến hành tiến trình dân số vàng chuyển sang già hóa dân số. Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu lần này là vấn đề hết sức nhạy cảm, tất cả các nước trên thế giới khi tăng tuổi nghỉ hưu đều có sự phản ứng của người lao động.

Thực tế người lao động Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, tính đến nhu cầu lao động trẻ trong lúc đất nước đang tinh giản biên chế nên Quốc hội hết sức quan tâm giải pháp hợp lý, tăng tuổi nhưng không gây sự phản ứng, mất đồng thuận với người lao động.

 

201906122353005818_lu-binh-nhng-oan-bqh-tinh-bn-tre-tranh-lun-copy.jpg
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn ĐBQH Bến Tre

 

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, theo dự thảo, trong trường hợp suy giảm lao động, làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một số công việc nghề nghiệp đặc biệt người lao động có quyền nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi. Quy định như dự thảo không quá 5 tuổi là quy định cứng, thiếu lối mở, dễ gây bức xúc cho người lao động, đặc biệt là người lao động ở lĩnh vực đặc biệt; đề nghị mở rộng quyền nghỉ hưu thấp hơn 7 đến 10 tuổi.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn ĐBQH Bến Tre, cho rằng trong 60 năm qua, tuổi hưu chưa được điều chỉnh, trong khi hệ thống tuổi thọ của chúng ta đã tăng từ năm 1960 là 59,04 đến giờ là 76,05. Như vậy, tuổi thọ cao gây áp lực cho toàn bộ hệ thống quỹ hưu trí Việt Nam.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng lấy ví dụ, một người 55 tuổi về hưu tuổi 20, trung bình mỗi năm đóng 4 tháng bảo hiểm xã hội thì tổng cộng có 80 tháng tiền lương. Nhưng về hưu tính ở tuổi bình quân là sống 21 năm hưởng lương hưu sẽ hưởng là 252 tháng, bình quân ra quyền của tiền lương đóng bảo hiểm. Tính ra tháng lương là 189 tháng lương. Như vậy, đóng 80 tháng lương mà được hưởng 189 tháng nghĩa là quỹ sẽ bù cho 89 tháng.

Tương tự về hưu ở tuổi 25, đóng 100 tháng thì bù 89 tháng, 30 năm đóng được 120 tháng và bù 69 tháng, nếu có 35 năm đóng được 140 tháng thì bù 59 tháng. 

“Nếu nghỉ hưu ở tuổi 60 có 16 năm tiếp tục sống và hưởng lương hưu thì quỹ phải bù cao nhất là 45 tháng, thấp nhất là bù 4 tháng, số tiền bù đó lấy ở đâu? Hiện nay, nhà nước không bù mà số tiền lấy của người đang đóng để bù cho người đang hưởng nên áp lực với quỹ hưu trí vô cùng lớn”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói.

Với vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu có gây áp lực cho thị trường lao động, có “làm giảm cơ hội việc làm” cho lao động trẻ hay không, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phân tích: mỗi ngày có 300 - 400 doanh nghiệp ra đời, có 250 - 280 doanh nghiệp dừng hoạt động, vậy mỗi năm có 21.600 doanh nghiệp tồn tại và thông thường có khoảng 300.000 lao động được giải quyết ở đây. Với 400.000 lao động và tính linh hoạt của thị trường lao động thì sẽ không gây áp lực.

 

images887059_5.jpg
Ảnh minh họa

 

Điều chỉnh tuổi hưu phân chia theo 3 nhóm đối tượng

Giải trình và làm rõ thêm, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, khẳng định: điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là “xu hướng tất yếu cũng như yêu cầu thực sự cần thiết của chúng ta hiện nay”. Đồng thời nêu ra 4 kinh nghiệm của các nước trong việc tăng tuổi nghỉ hưu: Một là các nước đều đi đến là quyết định sớm khi còn thặng dư lao động.

 

201906121728342057_b-trng-b-lao-ng-thng-binh-v-x-hi-o-ngc-dung-copy.jpg
Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH

 

Hai là đều tiến hành lộ trình tăng phải chậm. Ba là thường người dân và người lao động không đồng tình nhưng vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lâu dài các nước đều quyết định. Bốn là trong quá trình xử lý, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải phân loại đối tượng theo các nhóm.

Trong đó, theo ông Đào Ngọc Dung, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phân chia làm 3 nhóm người lao động gồm: lao động trong điều kiện bình thường; thứ hai là nhóm lao động ngành nghề, lĩnh vực độc hại, nặng nhọc, suy giảm, vùng sâu, vùng xa có phụ cấp 0,7 thì có quy định cụ thể bằng văn bản dưới luật.

Nhóm thứ ba là nhóm nghỉ hưu muộn hơn, ở đây có danh sách cụ thể, áp dụng chủ yếu có 3 đối tượng gồm: 17 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; các nữ Thứ trưởng; các nhà khoa học và quản lý.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm