5 điều bạn nên biết nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10

N.A
11/10/2020 - 14:31
5 điều bạn nên biết nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10

Diễu hành tại Cuộc đình công Khí hậu Toàn cầu ở Durban, Nam Phi. Ảnh: Getty Images

Ngày Quốc tế trẻ em gái là dịp để Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tôn vinh phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời tạo động lực tuyệt vời để họ có thể phát triển sự nghiệp. Có 5 điều đáng chú ý mà bạn nên biết nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10.

Tôn vinh tiếng nói của trẻ em gái

Chủ đề của ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay là tôn vinh tiếng nói mạnh mẽ của phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới trong bối cảnh họ đấu tranh cho chính tương lai của mình. UNICEF khẳng định: "Hãy nắm bắt cơ hội để hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn, được truyền cảm hứng từ các cô gái vị thành niên tràn đầy năng lượng và được công nhận".

5 điều bạn nên biết nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 - Ảnh 1.

Một phụ nữ tham gia biểu tình chống lại biến đổi khí hậu ở Turin, Italy. Ảnh: AFP

Tương lai thuộc về các trẻ em gái

Trên thế giới hiện nay có hơn 1,1 tỷ trẻ em gái và rất nhiều người trong số họ sẽ lớn lên trong nghèo khó. Theo số liệu của Oxfam (Oxfam là một liên minh quốc tế của 20 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài để khắc phục nghèo đói và bất công) từ trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, trên thế giới, số lượng nữ giới làm việc được trả lương ít hơn nam giới 700 triệu người. Giờ đây, tình trạng bất bình đẳng này thậm chí còn thảm khốc hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

5 điều bạn nên biết nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 - Ảnh 2.

Những người phụ nữ tại một cuộc biểu tình Black Lives Matter. Ảnh: CNN

Đây không chỉ là một vấn đề toàn cầu. Ở Aotearoa-New Zealand, phụ nữ đang gánh chịu gánh nặng của tình trạng mất việc làm do Covid-19 gây ra. Để các em gái có tương lai, chúng ta cần tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề bình đẳng giới.

Bạo lực kéo dài

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cứ 10 phút lại có một bé gái vị thành niên chết vì bạo lực. Đây là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai đối với phụ nữ và trẻ em gái từ 10 đến 19 tuổi. Trên khắp thế giới, trẻ em gái phải đối mặt với bạo lực tình dục, buôn bán, tảo hôn, cắt bộ phận sinh dục nữ, bắt nạt, xấu hổ giới tính, lạm dụng tình dục…

5 điều bạn nên biết nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 - Ảnh 3.

Bảo vệ quyền được đến trường của trẻ em gái trên toàn thế giới là một trong những chìa khóa để chấm dứt nghèo đói toàn cầu. Ảnh: AP

Nhân ngày Quốc tế trẻ em gái, chúng ta càng ý thức rõ ràng hơn về những con số thống kê đau lòng này và làm sáng tỏ gánh nặng khủng khiếp của vấn đề bạo lực mà nhiều phụ nữ và trẻ em gái đang phải gánh chịu.

Không để trẻ em gái lại phía sau

Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, 1/4 số trẻ em gái từ 15 đến 19 tuổi trên thế giới không được học hành hoặc đi làm có lương. Đến năm 2021, khoảng 435 triệu phụ nữ và trẻ em gái sẽ sống với mức dưới 1,9 USD mỗi ngày. Trong số này, có 47 triệu người bị đẩy vào cảnh đói nghèo do hậu quả của Covid-19. Cũng theo Liên Hợp Quốc, bảo vệ quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ là điều cốt yếu để chấm dứt nghèo đói trên thế giới.

5 điều bạn nên biết nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 - Ảnh 4.

Một phụ nữ trẻ phản đối bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Bangladesh. Ảnh: Getty Images

Bộ mặt của sự thay đổi xã hội

Thập kỷ trước có một biểu tượng- là hình ảnh một cô gái tuổi teen với một cái loa. Từ hoạt động bảo vệ môi trường rực lửa của Greta Thunburg hay Malala Yousafzai bất chấp vai trò áp bức truyền thống đối với phụ nữ và trẻ em gái cho đến Zee Thomas, Tiana Day và Shayla Turner dẫn đầu các cuộc tuần hành của Black Lives Matter ở Hoa Kỳ, phụ nữ và trẻ em gái luôn đi đầu trong việc thay đổi xã hội. Nhu cầu trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ trẻ là chính đáng, giúp họ chống lại sự bất công trong cuộc sống.

5 điều bạn nên biết nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 - Ảnh 5.

Trẻ em tham gia một buổi học tiếng Ả Rập do nữ sinh người Palestine Fajr Hmaid, 13 tuổi, giảng dạy khi các trường học đóng cửa do dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Getty Images

Nguồn: stuff.co.nz
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm